Tạo ra thành công vi khuẩn hấp thu CO2 , H2 và chuyển thành năng lượng

09:06, 04/06/2016

Các nhà khoa học thuộc ĐH Harvard (Mỹ) vừa tạo ra loại vi khuẩn biến đổi gien, có khả năng hấp thu carbon dioxide (CO2) và hydrogen (H2) trong không khí và chuyển hóa thành một số loại nhiên liệu cồn, cùng với sinh khối có thể đốt cháy và sử dụng như một nguồn năng lượng.

Các nhà khoa học thuộc ĐH Harvard (Mỹ) vừa tạo ra loại vi khuẩn biến đổi gien, có khả năng hấp thu carbon dioxide (CO2) và hydrogen (H2) trong không khí và chuyển hóa thành một số loại nhiên liệu cồn, cùng với sinh khối có thể đốt cháy và sử dụng như một nguồn năng lượng.

Loại vi khuẩn mới được đặt tên Ralston eutropha lần đầu tiên tạo ra (thông qua kỹ thuật di truyền) có thể “ăn” CO2 và H2 này được sử dụng để sản xuất adenosine triphosphate (ATP) như đã làm ở các nhà máy.

Nhóm nghiên cứu sau đó tiếp tục áp dụng các kỹ thuật tiên phong của Anthony Sinskey để tạo ra các loại vi khuẩn, sau đó chuyển đổi ATP thành các loại cồn khác nhau (isopentanol, isobutanol, isopropanol) sau đó được bài tiết ra ngoài.

Nhà hóa học Daniel Nocera khẳng định rằng, khi các vi khuẩn được cho phép tái sản xuất, một số cụm vi khuẩn có khả năng sản xuất cồn với hiệu suất 6% và sinh khối với hiệu suất 10,6% (so với thực vật mang lại hiệu quả khoảng 1% trong việc chuyển ánh sáng mặt trời và CO2 thành sinh khối).

Theo đó, khám phá này chẳng những làm giảm lượng khí CO2 dư thừa đang tác động tiêu cực đến khí hậu Trái đất, mà còn có khả năng bảo tồn nhiên liệu hóa thạch có mặt trên hành tinh chúng ta.

Nocera được biết đến là người đã phát minh ra “lá nhân tạo” cách đây 5 năm, khi ông còn làm việc tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT- Mỹ).

Lúc bấy giờ, sản phẩm của ông đã thật sự gây chấn động với khả năng bắt chước quá trình quang hợp ở lá cây thật, cho phép nó biến nước thành oxy và hydro. Hydro- một loại nhiên liệu đốt sạch, thường được tạo ra từ khí thiên nhiên, trong một quá trình kèm theo việc phát ra khí nhà kính. Vào thời điểm ra mắt, “lá nhân tạo” đã không mang đến hiệu quả như kỳ vọng, theo ông Nocera, bởi lúc bấy giờ, thế giới vẫn chưa sẵn sàng cho nhiên liệu hydro.

HẢI HUỲNH

(Nguồn: Physorg/Chemistry/Materials Science)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh