Những nhà leo núi dũng cảm từng leo lên Đỉnh Everest có lẽ đã làm một việc vô ích vì họ không phải đã chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới. Ngọn núi cao nhất thế giới tới nay theo các nhà khoa học là Núi Chimborazo ở Ecuador.
Những nhà leo núi dũng cảm từng leo lên Đỉnh Everest có lẽ đã làm một việc vô ích vì họ không phải đã chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới. Ngọn núi cao nhất thế giới tới nay theo các nhà khoa học là Núi Chimborazo ở Ecuador.
Tuy nhiên Đỉnh Everest vẫn chiến thắng trên phương diện thống kê truyền thống khi nó cao gần 9.000 m so với mực nước biển, tức là hơn hàng nghìn m so với bất cứ “đối thủ” sít sao nào.
Thế nhưng thực tế là Đỉnh Everest không phải đỉnh cao nhất hoặc có khoảng cách tới không gian khí quyển gần nhất. Nếu dựa theo cách đo đạc này thì ngọn núi của Ecuador cao hơn. Lý do của điều này là do cấu tạo “hài hước” của Trái đất.
Everest chỉ thắng nếu đo từ mực nước biển nhưng nếu đo từ trung tâm của trái đất thì đỉnh Chimborazo dễ dàng đánh bại nó - và Everest thậm chí còn không lọt vào top 20 ngọn núi cao nhất. Kết quả này là do Trái Đất không phải là khối cầu hoàn hảo mà là một khối bị nén dẫn đến việc bằng phẳng ở 2 cực và phình ra ở giữa.
Với hình dạng như vậy bất kỳ ngọn núi nào nằm dọc theo đường xích đạo sẽ có lợi thế. Và Chimborazo ngọn núi được hưởng lợi khi nó rất gần với trung tâm phồng lên của Trái đất, trong khi Everest chỉ bằng một phần ba khoảng cách tới đỉnh cao nhất.
Ngọn Everest thậm chí không thực sự còn là ngọn núi cao nhất theo một số phương pháp đo đạc khác. Núi Mauna Kea ở Hawaii có khoảng cách từ đỉnh tới đáy lớn hơn rất nhiều nhưng vì phần đáy nằm sâu dưới biển nên nó không thể phá vỡ chiều cao kỷ lục Everest khi đo từ mực nước biển.
Danh tiếng của Everest thực ra xuất phát từ thực tế là đỉnh núi cao nhất cũng phải là đỉnh núi khó leo nhất. Núi Chimborazo thì tương đối dễ leo khi chỉ mất khoảng 2 tuần so với 2 tháng để chinh phục được đỉnh Everest.
Theo Dân trí
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin