Phát hiện siêu hố đen "khủng" làm thay đổi cách nghĩ của giới khoa học

11:04, 10/04/2016

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hố đen siêu lớn có khối lượng lớn gấp 17 tỷ lần Mặt Trời, thuộc thiên hà NGC 1600, cách Trái Đất 200 triệu năm ánh sáng.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hố đen siêu lớn có khối lượng lớn gấp 17 tỷ lần Mặt Trời, thuộc thiên hà NGC 1600, cách Trái Đất 200 triệu năm ánh sáng.

Sự hình thành “chẳng giống ai”

NGC 1600 được tìm thấy trong một môi trường có mật độ thấp với quy mô trung bình so với các thiên hà ở xung quanh nó. Phát hiện này được mô tả trong một bài báo trên tạp chíNature.

 “Siêu hố đen” này thực sự gây sốc cho các nhà khoa học bởi vì trước đó họ tin rằng ở một thiên hà có kích thước “thường” như NGC 1600 không thể tồn tại một hố đen lớn đến như vậy.

Giáo sư Chung-Pei Ma tại Đại học California, Mỹ, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu quốc tế cho biết:

"Nó giống như việc tìm kiếm một nhà chọc trời trong một cánh đồng lúa mì ở bang Kansas (vùng ít dân cư), chứ không phải là ở bang Manhattan (vùng đông dân cư)."

Bà còn cho biết thêm: "Phải tìm ra mối quan hệ tương đối giữa các hố đen trước khi tìm hiểu vấn đề về nguồn năng lượng nào đã dẫn đến sự phát triển khổng lồ của nó."

Siêu hố đen có khối lượng lớn gấp 17 tỷ lần Mặt Trời.
Siêu hố đen có khối lượng lớn gấp 17 tỷ lần Mặt Trời.

Cho đến nay, các hố đen siêu lớn (có trọng lượng hơn 10 tỷ lần khối lượng của Mặt Trời) đã được tìm thấy trong các cụm thiên hà dày đặc nhất.

Một trong những “siêu hố đen vũ trụ” lớn nhất từng được phát hiện vào năm 2011 tại thiên hà NGC 4889, có khối lượng lớn gấp 21 tỷ lần Mặt Trời.

NGC 4889 là một trong những thiên hà sáng nhất trong quần tụ thiên hà Coma, một trong những tích tụ lớn nhất của các thiên hà trong vũ trụ với hơn 1.000 thành viên.

Nếu so sánh NGC 4889 với thiên hà NGC 1600 thì có chút kỳ quặc.

Nhóm nghiên cứu tin rằng NGC 1600 là một tàn dư quasar (Chuẩn tinh). Chuẩn tinh là giai đoạn hoạt động mạnh nhất của một lỗ đen siêu lớn. Khi vật chất rơi vào trong hố đen, nó nóng lên và phát ra một lượng ánh sáng đáng kinh ngạc.

NGC 1600 có thể đã từng tỏa sáng rực rỡ, nhưng kể từ đó đã lắng xuống và bây giờ nó đang "ngủ".

Thay đổi suy nghĩ nhờ hiện tượng “vi diệu” này

Theo nữ thiên văn học Chung -Pei Ma nhận định: "Các quasar sáng có thể lưu trữ các lỗ đen lớn nhất, không nhất thiết phải sống trong các vùng dày đặc của vũ trụ."

Bà Pei Ma cho rằng, siêu hố đen được tìm thấy ở thiên hà NGC 1600 là trường hợp đầu tiên, vô cùng thú vị mà các nhà nghiên cứu phát hiện được.

Với phát hiện “vi diệu” này, các nhà nghiên cứu sẽ phải thay đổi quan điểm về nơi những hố đen khổng lồ cư trú và số lượng hố đen “siêu khủng” có thể cùng “chung sống” trong một thiên hà.

Theo Trí thức trẻ

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh