Các nhà khoa học Đức và Mỹ có thể duy trì quả tim lợn bên trong cơ thể một con khỉ đầu chó trong hơn hai năm, tạo nên đột phá trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng.
Các nhà khoa học Đức và Mỹ có thể duy trì quả tim lợn bên trong cơ thể một con khỉ đầu chó trong hơn hai năm, tạo nên đột phá trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng.
Các nhà nghiên cứu hy vọng bước đột phá trong việc cấy ghép tim lợn cho động vật linh trưởng sẽ là tiền đề cho việc sử dụng trên cơ thể người. Ảnh: Africa Studio. |
Theo UPI, hệ miễn dịch làm cho việc cấy ghép nội tạng chéo giữa các loài trở nên phức tạp. Thông thường, cơ thể nhận sẽ từ chối bộ phận nội tạng mới.
Trong nghiên cứu công bố hôm 5/4 trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật biến đổi gene và thuốc ức chế miễn dịch để cơ thể con khỉ đầu chó không từ chối tim lợn.
Quả tim được lấy từ một loài lợn biến đổi gene để tương thích hơn với hệ miễn dịch của con khỉ đầu chó. Một chế độ thuốc và kháng thể đặc biệt đảm bảo hệ miễn dịch không phản ứng thái quá.
Trong thí nghiệm, 5 con khỉ đầu chó được cấy ghép thêm tim lợn, trong khi tim của chúng vẫn nằm trong cơ thể. Những quả tim lợn đơn giản được nối với hệ tuần hoàn trong khi tim của khỉ đầu chó vẫn tiếp tục bơm máu. Tim lợn đập liên tục trong thời gian 945 ngày.
Cột mốc này phá vỡ kỷ lục cấy ghép tim lợn cho linh trưởng trước đó mà nhóm nghiên cứu đạt được trong 5 năm qua, theo báo cáo của Viện Tim, Phổi và Máu Mỹ.
Lợn có đặc tính di truyền và sinh lý tương tự con người, là nguồn nội tạng tiềm năng để cấy ghép trên người. Với số lượng bệnh nhân chờ hiến tạng ngày càng tăng, các nhà khoa học đang nghiên cứu cách cấy ghép nội tạng chéo giữa các loài an toàn và hiệu quả hơn.
Theo VnExpress
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin