Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện và đặt tên cho loài vi khuẩn là Ideonella Rakaiensis, bằng cách phân tích các vi khuẩn sống trên mảnh vỡ của nhựa PET (polyethylene terephthalate)- một trong những chất nhựa gây ô nhiễm có vấn đề nhất trên thế giới- mà họ thu được từ đất và nước thải.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện và đặt tên cho loài vi khuẩn là Ideonella Rakaiensis, bằng cách phân tích các vi khuẩn sống trên mảnh vỡ của nhựa PET (polyethylene terephthalate)- một trong những chất nhựa gây ô nhiễm có vấn đề nhất trên thế giới- mà họ thu được từ đất và nước thải.
Vi khuẩn này có vẻ ăn độc nhất nhựa PET và phá hủy nó với việc chỉ sử dụng 2 enzyme. Nhóm nghiên cứu hy vọng khám phá này sẽ dẫn đến những cách thức mới phá hủy nhựa, bằng cách sử dụng chính các vi khuẩn của nó hoặc 2 enzyme chúng sử dụng cho việc này.
Những phương pháp mới phá hủy PET vô cùng cần thiết bởi nó chiếm số lượng lớn chất thải làm tắc nghẽn các bãi chôn lấp và môi trường tự nhiên trên thế giới. Trong năm 2013, 56 triệu tấn PET được sản xuất- khoảng 1/4 các sản phẩm nhựa sản xuất trong năm đó- nhưng chỉ có 2,2 triệu tấn được tái chế- nhóm nghiên cứu cho biết.
Nhà nghiên cứu Uwe Bornscheuer thuộc Trường ĐH Greifswald (Đức) cho rằng: “Tôi chắc chắn chúng ta sẽ tìm thấy nhiều loại vi khuẩn tiến hóa trong tự nhiên để phân hủy các loại nhựa khác. Đó chỉ là vấn đề của việc tìm kiếm đúng và có kiên nhẫn như nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản để thu hẹp việc tìm kiếm loại vi khuẩn duy nhất”.
HẢI HUỲNH (Nguồn: New Scientist)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin