Hãy tưởng tượng một thành phố vào ban đêm với các cửa hàng và các tòa nhà chìm trong một ánh sáng xanh dương- xanh lá kỳ lạ. Đó là tầm nhìn của một công ty Pháp Glowee tại Paris, hứa hẹn sẽ sử dụng vi khuẩn phát sáng thay vì đèn điện để thắp sáng.
Hãy tưởng tượng một thành phố vào ban đêm với các cửa hàng và các tòa nhà chìm trong một ánh sáng xanh dương- xanh lá kỳ lạ. Đó là tầm nhìn của một công ty Pháp Glowee tại Paris, hứa hẹn sẽ sử dụng vi khuẩn phát sáng thay vì đèn điện để thắp sáng.
Công ty Glowee tuyên bố, vi khuẩn phát sáng trong bóng tối có thể giúp giảm ô nhiễm ánh sáng, làm giảm nhu cầu điện và làm cho các cửa hàng và biển quảng cáo rõ ràng hơn vào ban đêm. Và Glowee đã tung ra sản phẩm đầu tiên của mình sau cuộc biểu tình thành công vào tháng 12 với hình thức sử dụng đèn phát sáng cho đến 3 ngày.
Nguyên gốc lấy từ con mực ở Hawaii, vi khuẩn fischeri Aliivibrio có thể phát sáng nhờ một quá trình hóa học gọi là phát quang sinh học. Những sinh vật nhỏ bé sử dụng enzyme để phá vỡ một hợp chất gọi là luciferin, giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng xanh dương- xanh lá.
Họ dùng một thùng trong suốt chứa đầy chất gel các vi khuẩn không độc hại và không gây bệnh và thức ăn của nó- chủ yếu là đường và oxy- để tạo ra ánh sáng đêm sống động. Các thùng trong suốt có thể tạo thành bất kỳ hình dạng và dán vào bất cứ bề mặt nào, vì vậy những ánh đèn sống động có thể tạo phát quang sinh học để tất cả mọi thứ từ bức tượng, cửa hiệu mua sắm và cả những tòa nhà nổi bật.
Glowee sử dụng thuộc tính tự nhiên phát quang của sinh vật với ánh sáng sống động mà không cần tốn nhiều năng lượng, công ty cho biết. “Mục tiêu của chúng tôi là thay đổi cách sản xuất và sử dụng ánh sáng”- Sandra Rey, nhà sáng lập Glowee phát biểu với tờ New Scientist.
HẢI HUỲNH (nguồn: New Scientist)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin