Sơn chống cháy làm từ vỏ trấu

05:01, 14/01/2016

Tập đoàn Sơn KOVA vừa công bố loại sơn chống cháy hệ nước, sử dụng công nghệ nano từ vỏ trấu đầu tiên trên thế giới, do PGS-TS Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch Tập đoàn Sơn KOVA, phát minh.

Tập đoàn Sơn KOVA vừa công bố loại sơn chống cháy hệ nước, sử dụng công nghệ nano từ vỏ trấu đầu tiên trên thế giới, do PGS-TS Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch Tập đoàn Sơn KOVA, phát minh.

Đây được xem là một ứng dụng mới và mang lại hiệu quả lớn trong công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Sự cần thiết của sơn chống cháy

Tại “Hội thảo về vật liệu sơn ứng dụng trong công tác phòng cháy”, đại diện Cục Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ, cho biết hiện có khoảng 200.000 cơ sở có nguy cơ cháy nổ trên cả nước.

Nhiều cơ sở có quy mô rất lớn tập trung nhiều tài sản, vật tư, dây chuyền công nghệ hiện đại. Kinh tế xã hội càng phát triển thì nguy cơ cháy nổ càng cao. Các số liệu khác cũng cho thấy, tình hình cháy nổ ngày càng phức tạp, số vụ cháy ngày càng nhiều, gây thiệt hại lớn.

Trong năm 2015 đã xảy ra gần 2.800 vụ cháy, làm chết 62 người, bị thương 264 người, thiêu hủy tài sản trị giá gần 1.500 tỷ đồng và hơn 1.600ha rừng. Đáng chú ý là xảy ra một số vụ cháy tại cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Thử nghiệm sơn chống cháy nano làm từ vỏ trấu của Tập đoàn Sơn Kova
Thử nghiệm sơn chống cháy nano làm từ vỏ trấu của Tập đoàn Sơn Kova

Khi xảy ra hỏa hoạn, nguyên nhân gây thương vong chủ yếu từ ngạt thở (do hít phải khói bụi, khí độc) và do sập tường, cốt thép. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả trong công tác PCCC, nhiều đơn vị hiện đã sử dụng các loại sơn chống cháy để kéo dài thời gian chịu đựng của vật liệu, bảo vệ kết cấu cũng như ngăn cản đám cháy lan rộng, hạn chế khói độc nhằm giảm tối đa các thiệt hại về người và của. Tuy nhiên, với nhiều loại sơn chống cháy hiện nay, thời gian chống cháy  khá ít, hoặc đi từ gốc dầu nên khi cháy dễ gây ra khí độc hại…

Chính vì thế, sự ra đời của sơn chống cháy nano từ vỏ trấu của Tập đoàn Sơn KOVA có thể xem là một sản phẩm cần thiết. Đây là những sản phẩm khắc phục những hạn chế nói trên, đồng thời xuất phát từ tâm huyết, trách nhiệm của một nhà khoa học trước các vấn đề nóng của cộng đồng, PGS-TS Nguyễn Thị Hòe đã nghiên cứu thành công loại sơn chống cháy nano từ vỏ trấu, hệ nước.

Công nghệ sơn nano từ vỏ trấu

Các sản phẩm sơn chống cháy của KOVA sử dụng công nghệ nano từ vỏ trấu được PGS-TS Nguyễn Thị Hòe công bố từ năm 2013. Nếu như 3 năm trước đây, sơn chống cháy KOVA chỉ tập trung vào các bề mặt chủ yếu là bê tông, kim loại (sắt, thép)… thì hiện tại, dòng sơn này đã được đầu tư nghiên cứu và thành công cho cả những bề mặt khó như gỗ, thạch cao.

Để chứng minh, Kova đã tiến hành thực nghiệm trực tiếp, đốt các mẫu vật liệu đã được phủ sơn chống cháy nano Kova trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng.

Thực tế thử nghiệm đã cho thấy hiệu quả bảo vệ chống cháy của sơn chống cháy nano KOVA đạt xấp xỉ 360 phút, vượt qua mức 1 - là mức cao nhất được tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định. So sánh với các loại sơn khác cùng chủng loại, sơn chống cháy của KOVA đã thể hiện tính vượt trội về khả năng bảo vệ chống cháy cho kết cấu thép.

Các chỉ số về khả năng tạo khói, tính độc hại của sản phẩm cháy đều đạt mức thân thiện môi trường. Sơn chống cháy nano KOVA có thể áp dụng hoàn toàn cho các loại vật liệu, kết cấu khác như gỗ, thạch cao, bê tông, cửa chống cháy...

Đại tá Trần Trung Thành, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ, đánh giá: “Khi cháy xảy ra, thiệt hại về người có nguyên nhân chủ yếu là do khói, mà sơn chống cháy nano KOVA giải quyết được vấn đề này, giảm khí độc và khói, giúp hạn chế tối đa về thiệt hại nhân mạng”.

Đại tá Trần Trung Thành cũng đề nghị Tập đoàn Sơn KOVA tiếp tục nghiên cứu ứng dụng rộng rãi sơn chống cháy, đồng thời nghiên cứu thêm các vật liệu, chất chống cháy có thể ứng dụng trong công tác PCCC, như các giải pháp làm tăng khả năng giới hạn chịu lửa của nội thất, nhựa, vải, rèm cửa, mút, xốp…

 
 

 Điểm khác biệt của sơn chống cháy nano KOVA

- Thời gian chống cháy tốt hơn, kể cả khi so sánh với sản phẩm của các nước phát triển. Ở nhiệt độ 800oC - 1.200oC, thời gian chống cháy có thể lên đến 360 phút (tiêu chuẩn hiện hành là 120 phút), đủ để lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp tiếp cận can thiệp, giảm thiệt hại, tiết kiệm chi phí sửa chữa sau đó.

- Hệ nước, sử dụng công nghệ nano từ vỏ trấu đầu tiên trên thế giới.

- Hàm lượng VOC (hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) gần bằng 0 vì đi từ gốc nano, thân thiện với môi trường. Là loại sơn thành phần tự nhiên, 1 thành phần nên dễ thi công.

- Với cơ chế tạo thành màng sơn phồng xốp lên như tổ ong, khi cháy không gây ra khí độc và mùi hôi, không gây ngạt thở, an toàn cho người sử dụng. Làm giảm nhiều tro bụi cũng như khói bụi khi cháy. Đây là điều rất quan trọng vì khi xảy ra cháy, nhiều người tử vong vì hít phải khói bụi dẫn đến ngạt thở.

- Có ý nghĩa lớn về mặt cộng đồng: bảo vệ sức khỏe cho người dùng, bảo vệ tính mạng cho cảnh sát PCCC khi cứu nạn và mang lại lợi ích cho nông dân từ việc thu mua vỏ trấu.

Theo http://www.sggp.org.vn/khoahoc_congnghe/2016/1/409162/

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh