Ứng dụng giúp trẻ tự kỷ giao tiếp bằng mắt

12:01, 01/01/2015

Ứng dụng “Look at Me” của Samsung được phát triển với mục tiêu giúp trẻ tự kỷ học cách giao tiếp bằng ánh mắt – một trong những kỹ năng giao tiếp cơ bản nhưng người mắc chứng tự kỷ khó làm được. Đây là thành quả hợp tác giữa các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Tâm lý Đại học Yonsei và Bệnh viện Bundag Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc).

Ứng dụng “Look at Me” của Samsung được phát triển với mục tiêu giúp trẻ tự kỷ học cách giao tiếp bằng ánh mắt – một trong những kỹ năng giao tiếp cơ bản nhưng người mắc chứng tự kỷ khó làm được. Đây là thành quả hợp tác giữa các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Tâm lý Đại học Yonsei và Bệnh viện Bundag Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc).

Ảnh: thenextweb

Đã có mặt trên cửa hàng ứng dụng Google Play, Look at Me là sự kết hợp giữa các trò chơi, hình ảnh và công nghệ nhận dạng khuôn mặt nhằm hỗ trợ trẻ em mắc chứng tự kỷ giải mã ngôn ngữ cơ thể và cảm xúc trên khuôn mặt. Trong một thử nghiệm lâm sàng kéo dài 8 tuần trên 20 trẻ, 12 em trong số đó đã cải thiện đáng kể khả năng giao tiếp bằng mắt khi thử nghiệm kết thúc.

Trước đó vài tuần, Google cũng cho công bố một dự án mã nguồn mở cho các nhà nghiên cứu về tự kỷ trên toàn thế giới.

Trong đó, “gã khổng lồ” tìm kiếm trực tuyến phối hợp với Chương trình nghiên cứu bệnh tự kỷ Autism Speaks phát triển chương trình MSSNG, cơ sở dữ liệu đám mây về thông tin di truyền của những người bị bệnh tự kỷ và các khuyết tật tương tự. Do là mô hình mã nguồn mở, MSSNG được xem là cơ sở dữ liệu lớn nhất thế giới, cho phép tất cả các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới truy cập để tìm hiểu thông tin.

Đây được xem là nỗ lực đáng ghi nhận của các nhà phát triển công nghệ nhằm tạo ra ứng dụng mới phục vụ tốt hơn nhu cầu cuộc sống, đặc biệt ở đối tượng trẻ em và gia đình những người mắc bệnh tự kỷ, khi mà các dịch vụ điều trị vẫn còn tốn kém trong khi số ca mắc bệnh đang ngày một gia tăng.

Theo Yahoo

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh