Ông Dương Văn Cam: Sáng kiến dây chuyền làm đũa đước

02:11, 24/11/2014

Hơn 20 năm gắn bó cùng nhãn hiệu đũa đước Minh Tâm, ông Dương Văn Cam (Năm Cam) không chỉ đem đến cho người tiêu dùng một dụng cụ ăn uống chất lượng, mà còn góp phần đưa đũa đước Năm Căn vươn xa phục vụ người tiêu dùng cả nước. Thay cho cách làm thủ công trước đây, ông Năm đã có sáng kiến tạo ra đồng loạt 12 máy đủ loại cho ra công thức mới hoàn thiện quy trình chế tạo đũa.

Hơn 20 năm gắn bó cùng nhãn hiệu đũa đước Minh Tâm, ông Dương Văn Cam (Năm Cam) không chỉ đem đến cho người tiêu dùng một dụng cụ ăn uống chất lượng, mà còn góp phần đưa đũa đước Năm Căn vươn xa phục vụ người tiêu dùng cả nước. Thay cho cách làm thủ công trước đây, ông Năm đã có sáng kiến tạo ra đồng loạt 12 máy đủ loại cho ra công thức mới hoàn thiện quy trình chế tạo đũa.

Với sáng kiến này, chỉ cần 3 nhân công chính, trung bình mỗi tháng gia đình ông tạo ra từ 2.000-3.000 đôi đũa, thu nhập hơn 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, từ thành quả sáng chế mới, ông Năm đã bán ra 180 máy, mỗi máy 20 triệu đồng.

Mặc dù tuổi cao nhưng ông Dương Văn Cam vẫn đam mê làm đũa đước.

Nhắc đến đũa đước Minh Tâm, người tiêu dùng trong cả nước hầu như không còn xa lạ. Không chỉ các trung tâm khuyến công, tiểu thương… có hàng trưng bày, gia đình ông nhiều năm gần đây đã được Sở Công thương chọn làm đơn vị tư nhân có sản phẩm trưng bày tại hội chợ các tỉnh miền Tây. Nhãn hiệu hàng đũa tự nhiên (không có phẩm màu và hoá chất) đứng nhất tỉnh và giải Nhất hàng tự thiết kế đã khẳng định được giá trị nổi trội của đũa đước trên thị trường hàng Việt.

Ông Năm đã 70 tuổi nhưng vẫn chưa cho phép mình được nghỉ ngơi. Ðôi mắt sáng, bàn tay nhanh nhẹn, cách nói chuyện hóm hỉnh thể hiện tầm tư duy cao rộng, ông Năm không chỉ quản lý được từng công đoạn hình thành đũa mà cũng chính là người vận dụng sáng tạo kiến thức vật lý để hoàn thiện dây chuyền công nghệ của mình.

Ông Năm cho biết: "Làm đũa không khó nhưng cũng không dễ, nó đòi hỏi bàn tay khéo léo rất cao, cho đến khi có sự hỗ trợ của động cơ thì vẫn phải cần thêm cái nhìn tỉ mỉ. Tôi có 9 người con, dâu, rể, nhưng chỉ có con rể út là có thể thay tôi làm đũa. Với tôi, đũa đước không chỉ là thương hiệu mà còn là đặc sản quê hương, niềm tự hào người bản xứ".

Không chỉ với gia đình, hầu như bà con gần xa ai có nhu cầu mua máy, ông Năm đều hướng dẫn nhiệt tình trong vòng một tháng. Nếu thành thạo mới bán máy đi vì ông mong muốn sáng chế của mình làm ra những sản phẩm có giá trị.

2 máy với kích cỡ và chức năng khác nhau vận hành theo dây chuyền cố định. Ðể có được 1 đôi đũa nguyên chất tự nhiên dành cho người nội trợ và trên bàn ăn, người làm đũa phải trải qua nhiều công đoạn, từ chọn gỗ nguyên chất, phân ly kích thước, vận hành máy theo đúng yêu cầu. Không chỉ mang chất liệu tự nhiên, đũa đước của cơ sở ông Năm làm ra đẹp mắt do kiểu thiết kế rất chuyên nghiệp.

Người nông dân 70 tuổi ấy không chỉ là một người chế tạo đũa chuyên nghiệp mà còn là một nghệ nhân. Ðược biết, nghề gốc của ông là nghề mộc, hiện nay các con của ông đều là chủ những xưởng mộc có uy tín trên địa bàn huyện Năm Căn và TP Cà Mau.

Thời chiến, ông tự hào khi được khoác lên mình bộ quân phục màu xanh, cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc. Thời bình, người lính ấy ra sức sáng tạo làm nên thành công trong cuộc chiến giành lại thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng, đưa sản phẩm của vùng đất tận cùng Tổ quốc ngày càng vươn xa trên thị trường

Theo Báo Cà Mau Online

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh