Giám định ADN: phụ thuộc trình độ giám định viên

01:08, 08/08/2014

Những ngày qua, nhiều bạn đọc quan tâm độ chính xác của việc giám định ADN chị Lê Thị Thanh Huyền (nạn nhân của thẩm mỹ viện Cát Tường, Hà Nội).

Những ngày qua, nhiều bạn đọc quan tâm độ chính xác của việc giám định ADN chị Lê Thị Thanh Huyền (nạn nhân của thẩm mỹ viện Cát Tường, Hà Nội).

Giám định adn tại Viện Pháp y quốc gia - Ảnh: Thúy Anh

Trao đổi xung quanh câu chuyện giám định ADN để xác định huyết thống, thạc sĩ sinh học Đặng Mai Anh Tuấn - phụ trách phòng sinh học phân tử Trung tâm Giám định pháp y TP.HCM - cho biết:

Xét nghiệm ADN có thể xác định danh tính tử thi ngâm dưới nước nhiều tháng

Ông Hà Hữu Hảo, giám định viên ADN của Bộ Y tế, cho biết thông thường thi thể và bất kỳ đồ vật nào bị ngâm dưới nước cũng ảnh hưởng đến chất lượng.

Ở vụ việc chị Lê Thị Thanh Huyền là ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra, phân tích ADN.

Tuy nhiên công nghệ hiện nay vẫn cho phép xác định chính xác nếu có những mẫu đối chứng tin cậy, như trong một vụ chìm tàu biển gần đây, thi thể nạn nhân bị ngâm trong nước 4-5 tháng và chỉ tìm thấy một phần cơ thể nhưng kết quả xét nghiệm cũng khẳng định nhân thân chính xác.

Về mặt kỹ thuật, các kỹ thuật viên có thể lấy xương ống hoặc phần xương còn tốt trong thi thể, loại bỏ các phần nhiễm bẩn, phân hủy bên ngoài và tiến hành phân tích ADN, sau đó so sánh với các mẫu đối chứng.

Trong trường hợp có nghi ngờ, gia đình nạn nhân hoàn toàn có thể đề nghị xét nghiệm ADN tại một đơn vị khác để tăng tính khách quan.

LAN ANH

- Giám định ADN chia làm hai loại cơ bản.

Một là loại ADN trong nhân tế bào. Loại này thường được gọi là dấu vân tay ADN - hàm ý chính xác tới mức không ai giống ai, do mỗi người có đặc trưng riêng biệt. Người ta thường dùng loại ADN trong nhân tế bào để xác định quan hệ huyết thống cha - con, mẹ - con.

Hai là loại ADN trong bào quan ti thể, nằm trong tế bào chất của tế bào. Loại này giúp khoanh vùng một nhóm người có quan hệ huyết thống theo dòng mẹ, nghĩa là những đứa con, cháu có chung bà ngoại/mẹ của bà ngoại... sẽ có đặc điểm ADN ti thể giống hệt nhau.

Khi sử dụng loại giám định này, người ta phải kết hợp nhiều thông tin khác mới khẳng định được riêng từng người.

Về mức độ chính xác của giám định ADN tùy thuộc trình độ, khả năng của phòng thí nghiệm. Nếu như tất cả đều hoàn chỉnh (con người và thiết bị giám định) thì độ chính xác là trên 99,99%.

* Những yếu tố nào ảnh hưởng kết quả giám định ADN?

- Có hai yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả giám định.

Một là yếu tố khách quan như mức độ phân hủy của cơ thể (xương...) thế nào, dưới tác động của môi trường xung quanh ra sao.

Hai là yếu tố chủ quan, liên quan đến con người (người làm thí nghiệm, giám định viên có trình độ, kinh nghiệm thế nào...).

* Thưa thạc sĩ, một người tử vong đã lâu (6-12 tháng), thi thể không toàn vẹn, bị phân hủy nặng thì có thể lấy mẫu vật gì (tóc, da, xương...) để xét nghiệm ADN tìm mối quan hệ huyết thống với cha mẹ, con cái?

- Thi thể từ 6-12 tháng chỉ còn sử dụng được xương và răng cho việc giám định ADN. Thường cơ quan giám định sẽ chọn những vùng xương cứng, chắc như xương đùi hay răng hàm... để lấy mẫu vật giám định.

Hiện nay hầu hết phòng thí nghiệm giám định ADN tại VN khi giám định hài cốt, người ta chỉ có thể xác định quan hệ huyết thống theo dòng mẹ - giải trình tự gen ti thể.

Riêng tại Trung tâm Giám định pháp y TP.HCM, tùy tình trạng mẫu (mức độ thoái hóa, phân hủy...) chúng tôi có thể lập hồ sơ STR - dấu vân tay ADN của mẫu xương, răng giúp xác định huyết thống cha - con, mẹ - con.

* Thạc sĩ có thể cho biết thêm sự tiến bộ của khoa học hiện nay trong việc giám định ADN thế nào?

- Trên thế giới nói chung và tại trung tâm pháp y nói riêng đang ứng dụng hệ thống giải trình tự gen thế hệ 2 (hệ máy giải trình tự gen bằng chip bán dẫn iontorrent PGM...) vào giám định gen thay cho thế hệ máy giải trình tự cơ bản hiện có.

Tuy nhiên, khi đề cập sự tiến bộ của khoa học hiện nay trong giám định ADN, trước tiên chúng ta cần quan tâm đến khả năng của phòng thí nghiệm.

Phòng thí nghiệm có được trang bị đầy đủ hệ thống mới hay không và giám định viên có trình độ cao hay không.

Giám định ADN không giống xét nghiệm sinh hóa, chỉ cần có hóa chất tốt, thiết bị máy móc tốt sẽ cho ra kết quả tốt mà phụ thuộc phần lớn vào giám định viên.

Giám định viên cần có trình độ chuyên môn cao mới có thể hiểu được bản chất mẫu vật để tạo ra kết quả có độ chính xác và tin cậy cao. 

Theo TTO

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh