Đa số người dùng cần tới động lực để thực hiện các dự định của mình như tập gym, viết bài luận, hoàn thành một dự án quan trọng...
Đa số người dùng cần tới động lực để thực hiện các dự định của mình như tập gym, viết bài luận, hoàn thành một dự án quan trọng...
Maneesh Sethi cho rằng cơn đau chính là giải pháp tiếp theo để giúp bạn tạo ra một thói quen tốt. Chiếc vòng đeo tay Pavlok sẽ chích điện vào người dùng nếu họ bỏ qua thông báo nhắc việc được đặt ra từ trước đó. Thí dụ, bạn muốn dậy lúc 6 giờ sáng để kịp tập thể dục trước một ngày bận rộn? Nếu bạn bấm nút ngủ thêm khi báo thức kêu 2 lần, bạn sẽ bị Pavlok giật điện.
Ý tưởng đằng sau thiết bị công nghệ này là giúp bạn có trách nhiệm trước những hậu quả có thật và ngay lập tức của việc đi ngược lại lời tự hứa trước đó của bản thân.
Bạn cũng có thể cho người khác quyền chích điện mình. Giả sử bạn tự hứa sẽ chạy 5km trong ngày. Bằng cách kết nối Pavlok với ứng dụng theo dõi GPS trên điện thoại, bạn có thể cho bạn bè Facebook biết liệu mình đã thực hiện lời hứa đó hay chưa. Nếu câu trả lời là chưa, người bạn Facebook đó có thể bấm nút để Pavlok giật bạn vì tội lười.
Theo nghiên cứu của trường Đại học Duke, 40% hành động hàng ngày của con người đều diễn ra một cách vô thức và đơn giản chỉ là thói quen. Pavlok sẽ giúp loại bỏ những thói quen xấu và dần hình thành thói quen tốt. Sethi đã tự thử nghiệm thiết bị của mình và đã giảm được 13kg nhờ được nhắc đi tập gym. Những người thử nghiệm Beta cho Pavlok cũng đều đưa về phản hồi rất tốt.
Tuy nhiên, Pavlok cũng có những hạn chế như những thiết bị theo dõi sức khỏe khác, đó là bạn buộc phải đeo nó. Nếu người dùng cố tình tháo máy ra khỏi tay hoặc để ở nhà thì sao? Người dùng có thể cảm thấy chán nản vì suốt ngày bị giật nên sẽ tháo Pavlok ra, hoặc không cảm thấy lo lắng vì thời hạn hoàn thành công việc vẫn còn xa.
Theo Khoahoc.com.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin