Cơ quan Vũ trụ Hàng không Mỹ (NASA) ngày 2/7 phóng thành công vệ tinh thực hiện nhiệm vụ giám sát lượng khí thải CO2 trong bầu khí quyển, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Cơ quan Vũ trụ Hàng không Mỹ (NASA) ngày 2/7 phóng thành công vệ tinh thực hiện nhiệm vụ giám sát lượng khí thải CO2 trong bầu khí quyển, nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Theo Space, tên lửa Delta 2 mang theo vệ tinh OCO-2 được phóng đi từ Căn cứ Không quân Vandenberg tại
Trên quỹ đạo, vệ tinh sẽ thực hiện nhiệm vụ đo lượng khí thải CO2 trong bầu khí quyển 24 lần mỗi giây. Dữ liệu này sẽ giúp các chuyên gia nghiên cứu chi tiết về khu vực khí thải sinh ra và đẩy lên không khí. Với việc phóng thành công vệ tinh, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu sâu hơn về tác động của khí thải CO2 với quá trình biến đổi khí hậu.
Vệ tinh mới sau đó sử dụng một loại quang phổ kế để đo lượng khí thải CO2 với độ chính xác cao. OCO-2 sẽ phóng to hình ảnh các khu vực rộng lớn của Trái đất khoảng 16 ngày một lần, cho phép chuyên gia theo dõi sự thay đổi của nồng độ CO2 trong nhiều khoảng thời gian.
Lượng khí thải CO2 trong không khí ngày nay đã tăng từ 280 phần triệu (ppm) trong giai đoạn cách mạng công nghiệp lên mức 400 ppm, nồng độ cao nhất trong vòng ít nhất 800 năm qua. Khoảng 40 tỷ tấn CO2 được thải ra không khí mỗi năm, xuất phát từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch hay sử dụng xăng dầu.
OCO-2 là vệ tinh quan sát Trái đất thứ hai của NASA được đưa lên quỹ đạo trong năm 2014. Trước đó, vệ tinh GPMCO được phóng đi hôm 27/2. NASA dự kiến sẽ thực hiện ba sứ mệnh nghiên cứu Trái đất khác trong năm nay.
N.THANH
(Theo VnExpress)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin