Sau tin tức đáng buồn trong vụ 1 bé gái ở Mississippi bị tái phát HIV, các nhà khoa học phát hiện hai trường hợp không tìm thấy HIV trong cơ thể bệnh nhân.
Sau tin tức đáng buồn trong vụ 1 bé gái ở Mississippi bị tái phát HIV, các nhà khoa học phát hiện hai trường hợp không tìm thấy HIV trong cơ thể bệnh nhân.
|
Theo báo cáo mới trên chuyên san Nature, hai bệnh nhân người Úc đã không còn dấu hiệu nhiễm HIV sau khi được điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc vốn được dùng trong các trường hợp chữa ung thư.
“Họ vẫn được điều trị bằng liệu pháp ART để phòng ngừa nguy cơ HIV trở lại, nhưng những loại thuốc đó không thể nào áp chế được số lượng HIV ở mức cực thấp như vậy”, theo David Cooper, Giám đốc của Viện Kirby thuộc Đại học New South Wales ở Sydney (Úc).
Cooper và nhóm của ông đã kiểm tra dữ liệu của bệnh viện St Vincent ở Sydney, một trong những trung tâm về tủy xương lớn nhất của Úc, và phát hiện hai bệnh nhân trên.
Bệnh nhân đầu tiên được cấy tủy dùng để chữa ung thư hạch bạch huyết vào năm 2011, và người còn lại nhận điều trị bệnh bạch cầu vào năm 2012.
Dựa trên 2 trường hợp này, chuyên gia Cooper cho rằng dường như việc cấy ghép tủy xương cho bệnh nhân có HIV đã tạo ra ảnh hưởng chống vi rút ở các ổ chứa HIV trong cơ thể.
Hiện chỉ có một người duy nhất trên thế giới được công nhận là hết HIV, tức Timothy Ray Brown, biệt danh “bệnh nhân Berlin”.
Theo TNO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin