Nhựa tự chữa lành mới dựa trên cơ chế máu đông

01:05, 18/05/2014

Các nhà nghiên cứu Đại học Illinois (Mỹ) vừa phát triển một loại nhựa tự sửa chữa có thể vá lỗ thủng rộng hơn 3cm, nhiều gấp 100 lần các loại nhựa tự chữa lành trước đó. Điều này đồng nghĩa trong tương lai, màn hình điện thoại bị nứt hoặc cây vợt tennis bị gãy sẽ có khả năng tự sửa chữa.

Các nhà nghiên cứu Đại học Illinois (Mỹ) vừa phát triển một loại nhựa tự sửa chữa có thể vá lỗ thủng rộng hơn 3cm, nhiều gấp 100 lần các loại nhựa tự chữa lành trước đó. Điều này đồng nghĩa trong tương lai, màn hình điện thoại bị nứt hoặc cây vợt tennis bị gãy sẽ có khả năng tự sửa chữa.

Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Scott White cũng đã từng tạo ra loại nhựa có chứa các hạt li ti, bên trong chứa sẵn hóa chất làm lành để khi vật liệu bị nứt, chất này sẽ được giải phóng để nối liền vết nứt. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ có thể vá vết nứt hoặc xước rất nhỏ.

Trong nghiên cứu mới này, để có thể làm lành các vết hỏng lớn hơn, nhóm đã phát triển một loại nhựa mới “có mạch”, lấy cảm hứng từ các động mạch và tĩnh mạch trong cơ thể người.

Theo đó, khi bị nứt hay thủng, mạng lưới mao mạch của tấm nhựa sẽ tiết ra các hóa chất theo 2 luồng riêng biệt và kết hợp với nhau tạo thành phản ứng “vá lỗi” bằng 2 công đoạn. Đầu tiên, chúng tạo thành loại khung gel trên bề mặt vết nứt, sau đó chất gel từ từ đông cứng lại thành một cấu trúc vững chắc.

HẢI HUỲNH

(Nguồn: Science Journal)

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh