Hội thi sáng tạo Trần Đại Nghĩa lần thứ V, năm 2014- 2015

05:05, 01/05/2014

Hội thi sáng tạo Trần Đại Nghĩa lần thứ V, năm 2014- 2015



 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI

HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TRẦN ĐẠI NGHĨA LẦN THỨ V

Kính gửi: Ban tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật Trần Đại Nghĩa

lần thứ V, năm 2014 – 2015

A. Thông tin người dự thi

Họ và tên:..................................................................................................................

Ngày tháng năm sinh:................................................... Dân tộc:...............................

Quốc tịch:........................................................... Giới tính: Nam o Nữo

Trình độ:................................................ Chuyên ngành: ..........................................

Học hàm, học vị (nếu có): ..........................................................................................

Nghề nghiệp: ............................................................................................................

Địa chỉ liên hệ:...........................................................................................................

Điện thoại:.................................................................................................................

Email: .......................................................................................................................

Tên giải pháp dự thi:..................................................................................................

.................................................................................................................................

Lĩnh vực dự thi (ghi theo thể lệ): ................................................................................

Thời điểm tạo ra giải pháp: ngày ¼ tháng ¼ năm ¼¼

Các lần tham gia hội thi và đạt giải trước đây (nếu có): ..............................................

B. Hồ sơ gồm

1.

Phiếu đăng ký dự thi

€

2.

Bản tóm tắt giải pháp dự thi

€

3.

Bản toàn văn giải pháp dự thi

€

(Các mục 1, 2, 3 đóng thành tập và nộp 2 tập)

4.

Ảnh 4x6 của mỗi tác giả (ghi họ tên ở mặt sau)

€

5.

Ảnh mô hình, hiện vật

€

6.

Mô hình, hiện vật

€

7.

Các tài liệu tham khảo khác…

€

8.

File mềm các nội dung 1, 2, 3, 4, 5

€

C. Dánh sách các đồng tác giả (nếu có)

Chúng tôi có tên dưới đây là đồng tác giả của giải pháp dự thi tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật Trần Đại Nghĩa lần thứ V, năm 2014–2015 cùng thoả thuận về phần trăm đóng góp của từng người, ký tên cam kết mọi quyền lợi có liên quan được tính theo phần trăm đóng góp bao gồm:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Địa chỉ liên hệ

% đóng góp

Chức vụ

Ký tên

1







2







3







4







5








Tổng cộng



100%



Tôi (chúng tôi) xin được tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật Trần Đại Nghĩa lần thứ V, năm 2014–2015. Tôi (chúng tôi) xin cam đoan giải pháp trên là do tôi (chúng tôi) nghiên cứu sáng tạo ra và các tài liệu gửi kèm là hoàn toàn phù hợp với bản gốc mà tôi (chúng tôi) đang giữ. Tôi (chúng tôi) cam kết không vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ của bất cứ ai, nếu sai tôi (chúng tôi) xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

……………, ngày … tháng … năm …¼

Chứng nhận của cơ quan Tác giả

(hoặc chính quyền địa phương) (hoặc đại diện tác giả)


 

MẪU HƯỚNG DẪN

BẢN TÓM TẮT GIẢI PHÁP DỰ THI

1. Tên giải pháp dự thi (ghi như tên đăng ký trong phiếu dự thi)

2. Mô tả giải pháp kỹ thuật đã biết (nếu có): Mô tả ngắn gọn những giải pháp kỹ thuật đã biết trước ngày tạo ra giải pháp dự thi, đặc biệt cần nêu rõ những nhược điểm cần khắc phục của các giải pháp đó;

3. Tính mới, tính sáng tạo: Mô tả ngắn gọn, nhưng đầy đủ và rõ ràng toàn bộ nội dung của giải pháp dự thi. Đặc biệt, cần nêu rõ đã khắc phục những nhược điểm nào, sáng kiến cải tiến những chỉ tiêu nào của giải pháp kỹ thuật đã biết (nếu có) hoặc những sáng tạo hoàn toàn mới;

4. Khả năng áp dụng được chứng minh thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng sản xuất thử, hợp đồng bán hàng hoặc hóa đơn bán hàng;

5. Hiệu quả đạt được

- Hiệu quả kinh tế của giải pháp là lợi ích trực tiếp có thể thu được do áp dụng giải pháp mới vào sản xuất. Có bản tính toán kinh tế so với giải pháp cũ hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở Vĩnh Long;

- Hiệu quả kỹ thuật của giải pháp dự thi thể hiện bằng những chỉ tiêu kỹ thuật mới, tiến bộ hơn so với kỹ thuật đã biết trước đó;

- Hiệu quả xã hội như cải thiện đời sống, nâng cao trình độ dân trí, bảo vệ sức khỏe, điều kiện làm việc, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động¼


 

MẪU HƯỚNG DẪN

BẢN TOÀN VĂN GIẢI PHÁP DỰ THI

1. Tên giải pháp

Tên giải pháp phải ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện chức năng lĩnh vực kỹ thuật và bản chất của giải pháp và thống nhất với tên ghi trong phiếu dự thi.

Lĩnh vực dự thi: (Ghi theo thể lệ)

2. Mô tả giải pháp kỹ thuật đã biết (đã có)

Nêu các thông tin về các giải pháp kỹ thuật đã biết tính đến ngày tham dự Hội thi (có cùng mục đích hoặc cùng giải quyết một vấn đề kỹ thuật) với giải pháp dự thi. Trên cơ sở các giải pháp đã biết đó, nêu các hạn chế, thiếu sót để làm rõ các vấn đề kỹ thuật đã giải quyết được các hạn chế, thiếu sót mà giải pháp dự thi đề cập tới.

Nguồn của các thông tin nêu trên phải được chỉ dẫn rõ ràng.

3. Mô tả bản chất kỹ thuật của giải pháp dự thi

Trình bày mục đích mà giải pháp cần đạt được hoặc vấn đề kỹ thuật mà giải pháp cần phải giải quyết nhằm khắc phục các hạn chế, thiếu sót của giải pháp gần giống nhất đã biết nêu ở phần “Mô tả giải pháp kỹ thuật đã biết (đã có)”.

3.1. Nguyên lý hoặc nguyên tắc xử lý các vấn đề kỹ thuật được đặt ra

- Các nguyên lý lý thuyết mà các tác giả đã vận dụng vào việc giải quyết vấn đề,

- Các nguyên tắc xử lý mới mà các tác giả đề xuất hoặc phát hiện ra,

- Nếu nguyên lý giải quyết là đơn giản, trực quan, tác giả có thể không cần dùng đến mục này mà đi thẳng vào phần mô tả chi tiết như mục 2 dưới đây.

3.2. Mô tả chi tiết

Toàn bộ nội dung của giải pháp dự thi trình bày theo bốn khía cạnh sau đây

3.2.1. Khía cạnh quy trình (phương pháp)

- Quy trình (phương pháp công nghệ) mà giải pháp dự thi áp dụng bao gồm các công đoạn, trình tự thực hiện, mỗi công đoạn có các khâu, mỗi khâu có các bước thực hiện… Điều kiện hoặc thông số kỹ thuật (nhiệt độ, áp suất…) của từng công đoạn, khâu, bước thực hiện…

- Xác định điểm mới của giải pháp dự thi nằm ở công đoạn, khâu, bước… nào trong số đã mô tả ra trên.

- Nêu hiệu quả của các điểm mới đó về mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

3.2.2. Khía cạnh cơ cấu

- Nếu cơ cấu mà giải pháp dự thi áp dụng là một hệ cơ, thì xác định thuộc các dây chuyền, cụm thiết bị, thiết bị, cụm chi tiết, chi tiết cụ thể.

+ Nếu giải pháp là một dây chuyền thiết bị, vẽ và mô tả sơ đồ hoạt động của hệ thống, mô tả vai trò của từng thiết bị trong dây chuyền; nếu có thiết bị mới hoặc được cải tiến, hãy mô tả thiết bị đó.

+ Nếu giải pháp là một thiết bị/máy móc, vẽ và mô tả sơ đồ hoạt động hoặc bản vẽ lắp của thiết bị, mô tả vai trò của các khối hoặc cụm thiết bị, mối tương quan giữa các khối, các cụm, nếu có cụm chi tiết mới hoặc được cải tiến, hãy mô tả cụm chi tiết đó.

+ Nếu giải pháp là một cụm chi tiết, vẽ bản vẽ lắp và mô tả vai trò của từng chi tiết cùng mối tương quan giữa các chi tiết trong cụm ở cả trạng thái tĩnh và trạng thái hoạt động; nếu có chi tiết mới hoặc được cải tiến, vẽ và mô tả vật liệu, cấu tạo, tính năng, công dụng của chi tiết đó.

- Nếu cơ cấu mà giải pháp dự thi áp dụng là một hệ thiết bị hoặc mạch điện, vẽ và mô tả sơ đồ khối của thiết bị/mạch, vai trò của từng khối, nếu có khối chức năng mới hoặc cải tiến, hãy mô tả chi tiết các phần tử/linh kiện của khối/ mạch mới đó, mối tương quan giữa các phần tử/linh kiện từ trạng thái tĩnh đến trạng thái quá độ rồi trạng thái hoạt động ổn định của thiết bị/mạch.

- Xác định điểm mới của giải pháp dự thi nằm ở chi tiết, linh kiện, phần tử, khối, cụm, mạch, thiết bị… nào trong số đã mô tả ra bên trên.

- Nêu hiệu quả của các điểm mới đó về mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

3.2.3. Khía cạnh chất liệu

- Giải pháp dự thi có thế tạo ra một chất liệu mới (mới về thành phần cấu tạo, mới về tỷ lệ giữa các thành phần, mới về công thức hóa học, mới về cấu trúc vật liệu…): mô tả chi tiết phương pháp thu nhận, cách nhận biết, các tính năng kỹ thuật, các điều kiện áp dụng, các hiệu quả kỹ thuật/ công nghệ khi áp dụng.

- Giải pháp dự thi có thể ở dạng phát hiện tính năng mới của một chất liệu, vật liệu đã biết, hoặc thay thế hay áp dụng mới một chất đã biết (chất phụ gia, chất định hương, chất định màu, dung môi, chất đóng rắn…) vào quy trình công nghệ nào đó để cải thiện hiệu quả của quy trình: mô tả chi tiết: cấu trúc (hóa học, cơ học…) của chất liệu/ vật liệu được sử dụng, từ đó dẫn đến tính năng mới hoặc khả năng áp dụng vào quy trình công nghệ muốn cải thiện, cách thức và điều kiện sử dụng, hiệu quả.

3.2.4. Khía cạnh chủng vi sinh

- Nếu giải pháp dự thi liên quan đến chủng vi sinh vật, có thể mô tả các chi tiết sau: đặc trưng thuần chủng hình thái học, đặc tính sinh lý, sinh hóa của chủng, đặc tính phân loại theo gen và thành phần hóa học, đặc tính nhân học, các tình trạng đánh dấu, các đặc trưng công nghệ sinh học, công dụng của chủng, đặc tính ổn định tính chất có ích khi nuôi cấy trong thời gian dài, tính độc, cấu trúc kháng nguyên, tính tạo miễn dịch¼

Đối với quần thể vi sinh vật: ngoài các đặc trưng của từng chủng vi sinh vật riêng biệt, còn có thể mô tả thêm: nguồn gốc, nhân tố và điều kiện thích nghi, lựa chọn, thành phần phân loại học, tính phân chia được, số lượng chủng và chủng ưu thế, mối tương quan và tính thay thế được của các chủng¼

Tiếp theo, có thể mô tả chi tiết về: danh mục và nguồn gốc chủng vi sinh, dữ liệu về thành phần định tính và định lượng của môi trường nuôi cấy, các điều kiện nuôi cấy (nhiệt độ, độ pH, lượng tiêu thụ oxy, lượng chiếu sáng). Thời gian lên men, đặc trưng của quá trình sinh tổng hợp các sản phẩm hữu ích, hiệu suất sản phẩm, phương pháp tách và làm sạch sản phẩm hữu ích, phương pháp kiểm tra sự có mặt của các chủng.

- Nếu giải pháp dự thi liên quan đến chủng tế bào động, thực vật riêng biệt, có thể mô tả các chi tiết sau: phả hệ của giống, số lượng cấy tại thời điểm dự thi, các điều kiện nuôi cấy chuẩn, các tính chất của giống, các đặc tính phát triển, các đặc tính nuôi cấy trong cơ thể động vật, đặc tính di truyền tế bào, đặc tính hình thái tế bào, dữ liệu về bản tính của loài, phương pháp phát sinh hình thái học, tính gây ung thư, dữ liệu về khả năng lây nhiễm, đặc trưng công nghệ sinh học, thông tin về tính ổn định tính chất có ích khi nuôi cấy trong thời gian dài, phương pháp bảo quản đông lạnh.

Đối với quần thể giống tế bào động, thực vật, còn có thể mô tả thêm: số lượng và các giống tế bào, Nhân tố và điều kiện thích nghi, lựa chọn, thành phần phân loại họ, tính phân chia được, tính thay thế được, các đặc điểm sinh lý của quần thể nói chung... Tiếp theo, có thể mô tả chi tiết về: phương pháp kiểm tra sự có mặt của các giống, phương pháp tách, khả năng đề kháng với sự nhiễm các vi sinh vật bên ngoài...

- Tiếp theo, có thể mô tả chi tiết về: danh mục và nguồn gốc chủng vi sinh, dữ liệu về thành phần định tính và định lượng của môi trường nuôi cấy, các điều kiện nuôi cấy (nhiệt độ, độ pH, lượng tiêu thụ oxy trên một đơn vị thể tích, lượng chiếu sáng), thời gian lên men, đặc trưng của quá trình sinh tổng hợp các sản phẩm hữu ích, hiệu suất sản phẩm, phương pháp tách và làm sạch sản phẩm hữu ích...

Các bản vẽ, hình ảnh, sơ đồ kèm theo (nếu có) cần được chú thích và mô tả vắn tắt.

4. Hiệu quả đạt được (kết quả) của giải pháp

- Các địa điểm đã triển khai thực nghiệm.

- Các chứng nhận về chất lượng, môi trường, vi sinh, giải thưởng.

- Các hợp đồng kinh tế, chuyển giao công nghệ, hợp tác kinh doanh đã ký kết.

- Các hiệu quả kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, xã hội của giải pháp dự thi.


 

QUY CÁCH TRÌNH BÀY

Hồ sơ dự thi được đóng thành quyển theo thứ tự sau:

- Trang bìa: ghi tên giải pháp, tên tác giả, tên cơ quan/đơn vị hoặc địa chỉ, ngày tháng hoàn thành báo cáo.

- Trang phụ bìa: ghi tên giải pháp, tên tác giả, tên cơ quan/đơn vị hoặc địa chỉ, ngày tháng hoàn thành báo cáo, có chữ ký và xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương.

- Mục lục

- Danh mục các chữ viết tắt (nếu có)

- Danh mục các bảng biểu (nếu có)

- Phiếu đăng ký dự thi

- Bản tóm tắt

- Bản toàn văn

- Tài liệu tham khảo (nếu có)

- Phụ lục (nếu có)

Soạn thảo văn bản

- Khổ giấy A4, nội dung không quá 70 trang, không tính phụ lục;

- Dùng kiểu chữ (font) Times New Roman, cỡ chữ (size) 13 hoặc 14, dãn dòng (Line spacing) 1,5 lines;

- Lề trên: 2,0 cm; lề dưới: 2,0 cm; lề trái: 3,5 cm; lề phải: 1 cm;

- Số trang đánh ở giữa, bên dưới, trang số 1 bắt đầu từ mục lục;

- Nếu có hình hoặc bảng nằm ngang, đầu bảng/ hình nằm về phía lề trái có đánh số thứ tự.

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh