LHQ: Thế giới đối mặt nguy cơ khủng hoảng nước và năng lượng

06:03, 22/03/2014

Ngày 21-3, LHQ đã công bố bản báo cáo nhân Ngày Nước Thế giới, trong đó cảnh báo sự bùng nổ về dân số và nền kinh tế tại các nước đang phát triển sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng kép kép về nhu cầu nước và năng lượng trong những thập kỷ sắp tới.

Ngày 21-3, LHQ đã công bố bản báo cáo nhân Ngày Nước Thế giới, trong đó cảnh báo sự bùng nổ về dân số và nền kinh tế tại các nước đang phát triển sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng kép kép về nhu cầu nước và năng lượng trong những thập kỷ sắp tới.

Bản Báo cáo Phát triển Nước Thế giới, do Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục LHQ (UNESCO) đưa ra, là một cái nhìn tổng quan được xây dựng từ những dữ liệu của các cuộc khảo sát khoa học và các cuộc điều tra của các cơ quan LHQ. Nó cũng nhấn mạnh, nhu cầu về nước sạch và điện sinh hoạt có liên quan mật thiết với nhau và có thể khiến nguồn tài nguyên hữu hạn của Trái Đất bị kiệt quệ nghiêm trọng.

Bản báo cáo của LHQ viết: “Đòi hỏi về nước sạch và năng lượng sẽ tiếp tục gia tăng trong những thập kỷ sắp tới nhằm đáp ứng nhu cầu của các nền kinh tế và số dân cư đang ngày một gia tăng, sự thay đổi lối sống và sự tiến triển của các mô hình tiêu tụ, sẽ làm gia tăng mạnh mẽ sức ép hiện nay lên các hệ sinh thái và nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn của Trái Đất”.

LHQ cho biết, hiện đã có 768 triệu người không được tiếp cận các nguồn nước sạch, an toàn, 2,5 tỷ người không được bảo đảm các điều kiện vệ sinh phù hợp và hơn 1,3 tỷ người không được tiếp cận lưới điện sinh hoạt. Cho đến nay, đã có khoảng 20% mỏ nước ngầm của thế giới bị cạn kiệt. Nông nghiệp chiếm tới hơn hai phần ba số lượng nước được sử dụng trên thế giới.

Bản báo cáo cũng đưa ra một số dự báo về tương lai theo đó nhu cầu về nước trên toàn cầu có thể sẽ tăng khoảng 55% vào năm 2050. Tới thời điểm đó, hơn 40% dân số thế giới sẽ phải sống trong những khu vực thiếu nước “nghiêm trọng”, phần lớn là ở Bắc Mỹ và Trung Đông cho tới Nam Á. Châu Á cũng sẽ là điểm nóng lớn nhất về các vụ xung đột chung quanh việc khai thác nước, nơi các nguồn nước nằm vắt qua các đường biên giới quốc gia.

Đồng thời, đến năm 2035, dự báo nhu cầu về năng lượng toàn cầu dự kiến sẽ tăng tới hơn một phần ba, với Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Trung Đông sẽ chiếm tới hơn 60% số gia tăng này. Năm 2010, hơn 66 tỷ mét khối nước sạch đã được dùng để tạo ra điện năng. Đến năm 2035, con số này có thể sẽ tăng thêm khoảng 85%.

Các nguồn năng lượng tái sinh như năng lượng mặt trời và năng lượng gió cũng đã bắt đầu gây được sự chú ý. Các nguồn năng lượng này đã chiếm khoảng một phần năm lượng sản lượng điện năng toàn cầu năm 2011.

Tuy nhiên, các nguồn năng lượng sạch này sẽ không thể có sự phát triển mạnh mẽ nếu các nguồn nhiên liệu hóa thạch tiếp tục nhận được các khoản trợ cấp khổng lồ. Bản báo cáo của LHQ dẫn số liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, trong năm 2011, dầu, khí đốt và than đã được trợ cấp 523 tỷ USD, tăng gần 30% so với năm 201. Trong khi đó, các nguồn năng lượng tái sinh chỉ được trợ cấp 88 tỷ USD.

Cũng theo bản báo cáo, châu Phi, Mỹ Latin và Caribbe có rất nhiều tiềm năng về thủy điện. Tuy nhiên, mặc dù các dự án thủy điện có thể tạo ra hàng gigawatts điện năng và tái sử dụng nguồn nước quý giá, nhưng nhiều người lo ngại rằng chúng có thể gây nguy hại cho các hệ sinh thái.

Qua bản báo cáo, LHQ kêu gọi một nỗ lực toàn cầu trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn nước và năng lượng. Tổ chức này cũng yêu cầu các nước trên thế giới gia tăng đầu tư vào các cơ sở hạ tầng nước và năng lượng trong hai thập kỷ tới.

Theo NDĐT

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh