Lần đầu tiên tạo thận “tí hon” từ tế bào gốc

08:12, 14/12/2013

Theo Khoahoc.com, các nhà khoa học Mỹ tại Viện Nghiên cứu sinh lý học Salk ở bang California đã tạo ra cấu trúc tế bào thận có không gian 3 chiều (3D) được họ gọi là thận mini trong nghiên cứu được xem như bước tiến mở ra hướng nghiên cứu mới điều trị bệnh thận.

Theo Khoahoc.com, các nhà khoa học Mỹ tại Viện Nghiên cứu sinh lý học Salk ở bang California đã tạo ra cấu trúc tế bào thận có không gian 3 chiều (3D) được họ gọi là thận mini trong nghiên cứu được xem như bước tiến mở ra hướng nghiên cứu mới điều trị bệnh thận.

Các nhà khoa học đã sử dụng tế bào phôi thận của chuột để dẫn dụ tế bào gốc người chuyển thành trạng thái mầm niệu- dạng cấu trúc ban đầu của thận người.

Nhóm nghiên cứu cho biết họ sử dụng cả tế bào gốc phôi và tế bào gốc đa năng nhân tạo (iPSC)- tế bào gốc lấy từ da được tái lập trình để trở thành trạng thái đa năng. Đặc tính đa năng của cấu trúc tế bào được tạo ra có khả năng khu biệt để chuyển thành trung bì- một lớp mầm để cấu trúc thận phát triển.

Phát hiện của các nhà nghiên cứu đã lần đầu tiên chứng minh rằng có thể biến các tế bào gốc “đa năng”- những tế bào có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào và mô tạo nên cơ thể- thành những tế bào tương tự như tế bào có ở mầm niệu quản, một cấu trúc phát triển sớm của thận, và sau đó biệt hóa tiếp thành cấu trúc 3 chiều trong nuôi cấy mô.

Nhóm nghiên cứu cũng đã thử nghiệm phương pháp này trên iPSC của bệnh nhân thận đa nang và phát hiện rằng tế bào lấy từ bệnh nhân có thể tạo thành cấu trúc thận 3D. Họ hy vọng cấu trúc thận 3D có thể giúp cho những trắc nghiệm tiếp theo nhằm tìm ra phương pháp mới điều trị bệnh thận đa nang và các bệnh khác ở thận.

PV (theo khoahoc.com)

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh