Nhìn mắt bắt bệnh Alzheimer

01:11, 21/11/2013

Alzheimer (suy giảm trí nhớ), là căn bệnh thường gặp ở nhóm người trung cao tuổi. Việc chẩn đoán căn bệnh này rất phức tạp vì tốn kém, nhất là quét não.

Alzheimer (suy giảm trí nhớ), là căn bệnh thường gặp ở nhóm người trung cao tuổi. Việc chẩn đoán căn bệnh này rất phức tạp vì tốn kém, nhất là quét não.

Để khắc phục nhược điểm trên, Trung tâm Y tế Đại học Georgetown Mỹ (GUMC) vừa tìm ra một phương pháp đơn giản phát hiện nhanh bệnh Alzheimer, đó là thủ thuật khám mắt, kiểm tra độ dày của lớp tế bào võng mạc. Đây là những chất tạo sinh học, giúp con người chẩn đoán nhanh bệnh.


Ảnh minh họa

Hiện tại khoa học mới chỉ dựa vào 2 chất tạo sinh học là mảng bựa beta-amyloid trong não, quan sát được bằng kỹ thuật PET hoặc quét lớp vi tính và đo hàm lượng protein của dịch não, tức dịch bao bọc xung quanh não và cột sống.

Phương pháp chẩn đoán bằng cách khám mắt là kiểm tra võng mạc vì võng mạc có nhiều dây thần kinh làm nhiệm vụ truyền tín hiệu lên não, thông qua thấu kính thị giác và một khi võng mạc có vấn đề, nghĩa là não cũng bị ảnh hưởng.

Từ lâu, khoa học đã tìm thấy mối tương quan giữa bệnh Glôcôm và Alzheimer thông qua võng mạc và giờ đây hiểu thêm về lớp tế bào hạch võng mạc làm nhiệm vụ truyền thông tin hình ảnh qua dây thần kinh thị giác.

Lớp tế bào này dựa vào thông tin nhận được từ lớp bên trong võng mạc, được gọi là lớp nhân bên trong, chi tiết chưa được nghiên cứu bao giờ mặc dù nó liên quan mật thiết đến mức độ suy giảm trí nhớ ở con người.

Qua thử nghiệm trên chuột chuyển gen mắc bệnh Alzheimer, các nhà khoa học phát hiện thấy độ dày của lớp nhân bên trong bị tổn thất trung bình khoảng 37%, lớp tế bào hạch võng mạc tổn thất 49%. Hai lớp võng mạc này dễ bị tổn thương và bị hao hụt tế bào thần kinh so với các lớp khác của võng mạc.

Điều này chứng tỏ, bất cứ điều gì làm chết tế bào thần kinh đều là thủ phạm phá hủy tế bào thần kinh có trong não bộ. Và cũng giống như ở con người, chỉ cần kỹ thuật đơn giản, có tên là OCT (chụp cắt lớp võng mạc) người ta có thể biết được mức độ tổn thất tế bào thần kinh trong võng mạc và biết được mức độ mắc bệnh Alzheimer.

Nghiên cứu trên không chỉ mở ra hướng đi mới trong việc chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ mà còn làm tiền để sản xuất loại thuốc mới, hạn chế căn bệnh suy giảm trí nhớ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người trong những năm tháng cuối đời.

Theo NNVN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh