Trong những năm qua, hầm ủ biogas được triển khai ở ĐBSCL khá chậm do phân heo- nguồn nguyên liệu chính để nạp cho hầm ủ cung cấp không ổn định bởi các yếu tố như dịch bệnh, giá cả.
Trong những năm qua, hầm ủ biogas được triển khai ở ĐBSCL khá chậm do phân heo- nguồn nguyên liệu chính để nạp cho hầm ủ cung cấp không ổn định bởi các yếu tố như dịch bệnh, giá cả.
Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ đã tập trung vào việc tìm kiếm một số loại nguyên liệu có thể dùng để nạp cho hầm ủ biogas bên cạnh nguồn nguyên liệu chính là phân heo.
Hai loại nguyên liệu địa phương phổ biến là lục bình và rơm sau ủ nấm được sử dụng trong nghiên cứu này cho thấy lục bình hoàn toàn có thể sử dụng làm nguyên liệu bổ sung, hoặc thậm chí thay thế cho phân heo để nạp vào hầm ủ biogas trong điều kiện thực tế ở ĐBSCL.
Trong trường hợp không có lục bình, rơm sau ủ nấm vẫn có thể là nguồn nguyên liệu nạp bổ sung cho hầm ủ biogas.
Với những kết quả thí nghiệm đã ghi nhận, sẽ tiến hành tiếp theo các thí nghiệm ủ yếm khí bán liên tục nhằm đánh giá năng suất sinh khí của hỗn hợp ủ PM+WH và PM+RS để từ đó có thể triển khai ứng dụng kết quả này trong việc đa dạng hóa nguồn nguyên liệu nạp cho hầm ủ biogas.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin