Chắc hẳn là ngày 18/10 của bạn đã trôi qua một cách êm đềm, song bạn có biết đây chính là ngày Thắt Ống dẫn tinh toàn cầu? Trong khi y học đã tiến những bước dài, tại sao đàn ông không có thuốc tránh thai cho riêng mình?
Chắc hẳn là ngày 18/10 của bạn đã trôi qua một cách êm đềm, song bạn có biết đây chính là ngày Thắt Ống dẫn tinh toàn cầu? Trong khi y học đã tiến những bước dài, tại sao đàn ông không có thuốc tránh thai cho riêng mình?
Có một sự thật ít ai biết: Các nghiên cứu để phát minh ra thuốc tránh thai hấp thụ bằng đường miệng cho cả nam giới và phụ nữ đã bắt nguồn từ hơn 50 năm về trước. Thuốc tránh thai cho phụ nữ đã được phát minh thành công, và cho tới giờ vẫn là một trong những thành tựu đáng nể nhất của ngành sức khỏe sinh sản. Theo một nghiên cứu do CDC thực hiện từ năm 2006 tới năm 2010, gần 82% phụ nữ tại Mỹ sử dụng thuốc tránh thai, nhiều hơn bất kỳ biện pháp nào khác.
Trong khi đó, các biện pháp kiểm soát sinh sản không cần tới phẫu thuật, dễ sử dụng dành cho nam giới đã liên tục “né tránh” chúng ta trong hàng chục năm trời.
Lý do? Trước hết, các công ty dược phẩm lớn đều cho rằng thị trường dành cho thuốc tránh thai nam giới là… không có, và do đó không chịu đầu tư tiền của để nghiên cứu, phát triển. Quan trọng hơn hết, các giải pháp kiểm soát sinh sản dành cho nam giới đang gặp phải rất nhiều thử thách về y khoa.
Thực ra, theo Tiến sĩ Elaine Tyler, Giáo sư môn Nghiên cứu và Lịch sử Hoa Kỳ tại Đại học Minnosetta: Biện pháp tránh thai dựa trên hormone dành cho nam giới có lịch sử khá lâu đời, hơn một nửa thế kỷ, từ khi chúng ta vẫn còn đi tìm thuốc tránh thai cho phụ nữ.
Nhưng trong khi cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai cho phụ nữ đã được điều chỉnh đến gần mức hoàn hảo, một giải pháp tránh thai dựa trên hormone dành cho nam vẫn chưa được tìm ra. Với mỗi hỗn hợp được thử nghiệm, có rất nhiều phản ứng phụ.
Trở ngại quan trọng nhất là chứng liệt dương. Không một người đàn ông nào muốn uống thuốc tránh thai nếu như chúng khiến cho họ bị “yếu” đi.
Tiến sĩ John Amory, Giáo sư Dược tại Đại học Washington, giải thích rõ ràng hơn về các trở ngại dành cho thuốc tránh thai nam giới: “Các biện pháp tránh thai dựa trên hormone khác hoạt động tốt trên 80- 90% nam giới, giảm lượng tinh trùng của họ xuống còn 0. Các biện pháp này không gây tác dụng vĩnh viễn và không gây phản ứng phụ. Vấn đề là các biện pháp này không phải lúc nào cũng thành công và chúng tôi không biết vì sao.
Không chỉ có vậy, các thử thách khác về mặt y khoa cũng gần như không thể vượt qua nổi. Theo Tiến sĩ J.Amory, phụ nữ chỉ tạo ra một quả trứng mỗi tháng, trong khi nam giới tạo ra 1.000 tinh binh trong mỗi giây.
Trong khi thuốc tránh thai cho phụ nữ hoạt động bằng cách đánh lừa cơ thể rằng người phụ nữ đang có thai (bằng cách tăng các loại hormone vốn chỉ có mặt trong cơ thể khi đang mang thai), ở nam giới hoàn toàn không có bất kỳ khoảng thời gian không-tinh-trùng nào để “giả lập” cả.
Như vậy, các giải pháp sản xuất thuốc tránh thai dành cho nam giới vẫn còn cách chúng ta rất xa. Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn còn một số giải pháp khác.
Thứ nhất, chúng ta có thể tiêm phân tử nano của vàng vào tinh hoàn, “hâm nóng” chúng bằng tia lazer cho tới khi chúng đủ ấm để giết chết tinh binh mà không làm tổn hại tới các tế bào khác. Nghe có vẻ khá hứa hẹn, nhưng chắc chắn không mấy người dám làm như vậy. Và biện pháp này mới chỉ được thử nghiệm trên... chuột.
Cũng có rất nhiều cách để ngăn các chu trình cần thiết để tạo ra tinh trùng, ví dụ như biện pháp chặn en-zim chuyển hóa Vitamin A nói trên. Không giống như các quá trình điều khiển hormone thông thường, các biện pháp này sẽ không gây liệt dương hay giảm ham muốn tình dục.
Mặt khác, do các biện pháp này chỉ nhắm vào một vài chu trình nhất định, khả năng gây ra tác dụng phụ với các chu trình khác là rất thấp nhưng chúng ta sẽ phải tiếp tục chờ.
Gần đây nhất, các nhà khoa học đã tìm ra biện pháp thắt ống dẫn tinh có thể phục hồi được. Với biện pháp này, các bác sĩ sẽ “lắp” các lưới polymer lên ống dẫn tinh giúp “phá vỡ” tinh binh mà không cần phải ngừng “dòng” tinh trùng.
Biện pháp này rẻ, có thể loại bỏ bất cứ lúc nào và đã được chứng minh 100% hiệu quả tại Ấn Độ. Rất tiếc, biện pháp tránh thai này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu: ngành y tế tại Mỹ sẽ đợi tới năm 2014 để bắt đầu thử nghiệm.
ĐÔNG PHƯƠNG (Trích lược từ khoahoc.com)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin