Nhiều người cho rằng, mái tóc trắng và những nếp nhăn trên da được coi là những biểu hiện ban đầu của tuổi già. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều cơ quan khác trong cơ thể đã lão hoá từ trước đó rất lâu.
Nhiều người cho rằng, mái tóc trắng và những nếp nhăn trên da được coi là những biểu hiện ban đầu của tuổi già. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều cơ quan khác trong cơ thể đã lão hoá từ trước đó rất lâu.
Hãy cùng tham khảo “thời gian biểu” của sự lão hoá của các cơ quan trong cơ thể để có kế hoạch chăm sóc sức khoẻ phù hợp, kéo dài tuổi thanh xuân.
1. Não lão hoá từ tuổi 20
Một sự thật khá bất ngờ là bắt đầu từ tuổi 20, các tế bào thần kinh bắt đầu ngừng sản sinh và suy giảm dần theo từng năm.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ khi sinh ra tới năm 19 tuổi, số lượng các nơron thần kinh trong não bộ con nguời đạt con số 100 tỷ sau đó ngừng sinh ra và suy giảm chậm. Từ năm 40 tuổi, đại não suy giảm nhanh với số lượng khoảng 10.000 nơron thần kinh/
ngày.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh Alzheimer nguời già và sự suy giảm các chức năng hoạt động của não bộ.
2. Đường ruột lão hoá từ tuổi 55
Nghiên cứu của trường đại học Y khoa London đã chỉ ra rằng, các vi khuẩn có lợi trong đường ruột sẽ bị suy giảm nhanh khi chúng ta bước sang tuổi 55, từ đó làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hoá, đặc biệt là ở phần ruột già.
Chức năng tiêu hoá của dạ dày, gan, tuyến tụy, ruột non và các cơ quan tiêu hóa khác bắt đầu suy giảm càng làm tăng nguy cơ táo bón.
3. Tuyến vú lão hoá từ tuổi 35
Trước năm 35 tuổi là thời gian để các mô cơ vùng ngực của người phụ nữ phát triển “hưng thịnh” nhất. Sau 35 tuổi, các mô cơ này bắt đầu lão hoá dần làm cho ngực người phụ nữ ngày càng nhão và chảy xệ.
Đó cũng là một phần nguyên do tại sao phụ nữ không nên sinh nở muộn sau tuổi 35 bởi nếu sinh sau tuổi này, các mô cơ vùng ngực sẽ càng bị tàn phá nhanh hơn, đồng thời hoạt
động của tuyến vú suy giảm nhanh chóng, không đảm bảo chức năng tiết sữa để nuôi con.
4. Bàng quang lão hoá từ tuổi 65
Đây được coi là một trong những bộ phận lão hoá muộn nhất trên cơ thể. Ở tuổi 65, có hể chúng ta thường mất đi khả năng kiểm soát việc đi tiểu. Các tế bào lão hoá, kích thước bàng quang co lại chỉ bằng ½ so với năm 30 tuổi, từ đó dẫn tới việc đi tiểu nhiều hơn và khả năng viêm nhiễm đường tiết niệu cũng tăng lên.
Tốc độ lão hoá bàng quang đặc biệt nhanh ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh do sự thay đổi của nội tiết tố nữ estrogen.
5. Phổi lão hoá từ tuổi 20
Cùng với não bộ, phổi cũng bứơc vào giai đoạn lão hoá sớm từ khi chúng ta 20 tuổi. Các cơ ngực trở nên cứng dần khiến hoạt động của phổi trở nên khó khăn hơn.
Theo các nghiên cứu, ở độ tuổi 30, người bình thường hít thở khoảng 946ml khí/lần, nhưng đến năm 70 tuổi, lượng khí này chỉ đạt 473ml/lần.
6. Giọng nói lão hoá từ tuổi 65
Sự lão hoá này có thể là giọng khàn hoặc nhỏ hơn do sự suy yếu của các mô mềm trong cổ họng, ảnh hưởng tới mức độ và chất lượng của giọng nói.
Thông thường sau tuổi 65, giọng nói phụ nữ sẽ thấp và khàn hơn, trong khi đó giọng nam giới sẽ cao và yếu hơn.
7. Tim lão hoá từ tuổi 40
Từ tuổi 40, quá trình lưu thông máu trong cơ thể sẽ không “trơn chu” như trước bởi các thành mạch máu mất đi tính đàn hồi, động mạch cứng hơn dẫn tới lượng máu tới tim
không ổn định, gây đau hoặc co thắt ngực.
Điều này xảy ra là do sự tích tụ chất béo trong các thành mạch theo thời gian sẽ dày lên ảnh hưởng tới khả năng tuần hoàn máu.
8. Gan lão hoá từ tuổi 70
Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể có sự sống và phát triển bền bỉ tới tuổi 70. Sự tái sinh của các tế bào gan đặc biệt mạnh mẽ.
Sau tuổi 70, chức năng hoạt động của gan bắt đầu suy giảm do vậy những người già được khuyên không nên uống nhiều bia rượu và ăn nhiều chất béo bởi các loại đồ ăn này là
“thách thức” lớn đối với lá gan.
9. Xương lão hoá từ tuổi 35
Nếu như cơ thể trẻ em, thanh thiếu niên có khả năng tái sinh các tế bào xương cực nhanh, trong vòng 2 năm, thì thời gian này ở người lớn là 10 năm.
Trước năm 25 tuổi, mật độ khoáng xương trong cơ thể là rất cao. Còn sau tuổi 35, quá trình lão hoá tự nhiên bắt đầu diễn ra. Quá trình này diễn ra đặc biệt nhanh ở phụ nữ từ
thời kỳ tiền mãn kinh, dễ dẫn tới chứng loãng xương thường gặp.
Quá trình lão hoá xương sẽ làm chiều cao của cơ thể năm 80 tuổi giảm đi 2cm so với độ tuổi thanh niên.
10. Thính lực suy giảm từ tuổi 55
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hơn một nửa số người đàn ông trên 60 tuổi mắc chứng mất thính lực do lão hoá.
Sự lão hoá này xảy ra sau tuổi 55 và do sự suy giảm của các “tế bào lông” trong tai dẫn tới khả năng tiếp nhận các xung động âm thanh để chuyển tín hiệu lên não bộ cũng giảm
đi rõ rệt.
11. Cơ quan sinh sản suy giảm từ tuổi 35
Sau tuổi 35, các cơ quan sinh sản trong cơ thể nữ giới bắt đầu suy giảm do sự rối loạn nội tiết tố estrogen trong cơ thể dẫn tới chất lượng cũng như số lượng trứng trong cơ quan
sinh sản nữ giới giảm đi đáng kể.
Muộn hơn phụ nữ, khả năng sinh sản của nam giới bắt đầu suy giảm từ tuổi 40 và quá trình lão hoá cũng diễn ra chậm hơn ở nữ giới.
Theo Dân trí
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin