Tại sao radar Nga không phát hiện thiên thạch?

05:02, 19/02/2013

Trong vụ nổ sao băng trên bầu trời Nga, câu hỏi được đặt ra là tại sao các hệ thống radar phòng thủ tên lửa hạt nhân cực mạnh của nước này không phát hiện hiểm họa đang đến gần.

Trong vụ nổ sao băng trên bầu trời Nga, câu hỏi được đặt ra là tại sao các hệ thống radar phòng thủ tên lửa hạt nhân cực mạnh của nước này không phát hiện hiểm họa đang đến gần.

Gần 1.200 người bị thương khi một tảng đá vũ trụ bất ngờ nổ tung trên bầu trời Urals, dù may mắn là thiên thạch đã phát nổ trước khi trở thành “hung thần” tàn phá thành phố công nghiệp Chelyabinsk của Nga.

Sau sự kiện ngày 15.2, giới chính khách Nga kêu gọi các cường quốc thế giới nhanh chóng phát triển công nghệ chống tiểu hành tinh và thiên thạch có thể đe dọa hành tinh chúng ta.


Hình ảnh cho thấy cách thiên thạch (đường màu xanh lá) tránh các radar chiến lược của Nga - Ảnh: RNFP

Tuy nhiên, với một quốc gia sở hữu hệ thống cảnh báo sớm tối tân nhất hiện nay như Nga, nhiều người tự hỏi rằng tại sao cường quốc hạt nhân như vậy lại không phát hiện được hiểm họa đang lao đến từ vũ trụ, theo Reuters.

Các chuyên gia thuộc Dự án Các lực lượng Hạt nhân Nga đã nỗ lực giải thích tại sao thiên thạch trên, theo ước tính của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) là bề ngang 17 m và nặng khoảng 10.000 tấn, phát nổ với lực tàn phá tương đương gần 25 quả bom nguyên tử được thả xuống Nagasaki vào năm 1945, lại “lọt lưới” radar.

Tổ chức này đã công bố hình ảnh cho thấy tầm bao phủ của các hệ thống radar của Nga, nhưng kết luận rằng các radar không bao giờ có cơ hội phát hiện ra các “tổ hợp bom nguyên tử” lao xuống từ vũ trụ, đơn giản vì chúng không phải là tên lửa liên lục địa (ICBM).

Theo như hình ảnh trên, hệ thống radar không quan tâm đến độ cong của bề mặt Trái đất, mà thay vào đó chỉ quét theo dạng hình quạt. Và trong trường hợp này, thiên thạch "qua mặt" được cả radar Pechora, Don-2N và cả Dnepr.

Nhiệm vụ của các radar cảnh báo tên lửa là chỉ tập trung tìm kiếm dải không gian hẹp phía trên đường chân trời, nơi một ICBM có thể xuất hiện nếu nó được phóng đi, chứ không phải là các vùng không gian khác.

Do vậy, các hệ thống radar của Nga vẫn hoạt động hoàn hảo, nhưng chúng chỉ tập trung vào sứ mệnh được giao phó ban đầu và không quan tâm đến bất cứ thứ gì khác ngoài ICBM.

Theo TNO

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh