Bạn cần biết: Khi bị rắn cắn

03:02, 12/02/2013

Khi bị rắn cắn, việc đầu tiên ta phải xác định ngay đó là vết cắn của rắn độc hay không? Nếu là rắn độc thì dấu cắn để lại có hai vết răng nanh (cũng có khi có những vết nhỏ khác) vết cắn của con rắn không độc chỉ để lại hai hàm răng, không có vết răng nanh.

Khi bị rắn cắn, việc đầu tiên ta phải xác định ngay đó là vết cắn của rắn độc hay không? Nếu là rắn độc thì dấu cắn để lại có hai vết răng nanh (cũng có khi có những vết nhỏ khác) vết cắn của con rắn không độc chỉ để lại hai hàm răng, không có vết răng nanh.

Nếu là rắn độc phải xử trí như sau:

1. Hãy bình tĩnh, đừng cử động chỗ bị cắn: càng cử động nọc càng lan nhanh trong cơ thể. Người bị rắn cắn ở chân, không được đi lại, dù là 1 bước chân (nếu điều này có thể tránh được). Hãy khiêng người bị nạn bằng cán thương.

2. Buộc một mảnh vải ở quanh chi trên nơi bị cắn. Cứ 30 phút lại nới lỏng ra một lát.

3. Với một con dao thật sạch (có thể khử trùng bằng cách đốt trên ngọn lửa hay nước sôi) rạch ở mỗi vết răng nanh một nhát dài khoảng 1cm và sâu khoảng 1/2cm. sau đó dùng miệng mút, nhổ nọc độc đi. Làm vậy trong vậy trong khoảng 15 phút nếu bị cắn từ nửa giờ trước đó thì đừng rạch, đừng mút vì làm như thế sẽ có hại nhiều hơn lợi.

4. Nếu có sẵn loại huyết thanh chống nọc rắn thì tiêm ngay theo chỉ dẫn ghi trên ống thuốc. Nên tiêm sau khi bị cắn không quá 3 giờ. Tốt nhất là được tiêm sớm.

5. Nếu có nước đá, hãy bọc nhiều đá vào một miếng vải dày và đắp quanh vết cắn.

6. Cử ngay người đi mời thầy thuốc.

7. Đừng bao giờ uống rượu sau khi bị rắn cắn, rất có hại.

Đinh Trường Thụ-st
(Theo chăm sóc sức khỏe Bộ Y tế)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh