ADN của chúng ta liên tục bị tấn công từ tia sáng cực tím, chất độc và quá trình trao đổi chất. Các protein và enzym liên tục giúp sửa chữa những ADN thương tổn.
ADN của chúng ta liên tục bị tấn công từ tia sáng cực tím, chất độc và quá trình trao đổi chất. Các protein và enzym liên tục giúp sửa chữa những ADN thương tổn.
Tuy nhiên, các thương tổn chất liệu di truyền không được nhận biết và không được sửa chữa sẽ tăng cường quá trình lão hóa và gây ra những rối loạn di truyền và bệnh ung thư.
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Dược thú y và Chất độc học (Đại học Zurich) phát hiện ra khả năng mới trong việc nhận dạng ra những thương tổn này cho việc tăng cường điều trị ung thư ở người. Trưởng nhóm nghiên cứu- Hanspeter Nägeli- cho biết họ đã khám phá ra một protein XPD đóng vai trò chính trong việc định vị những ADN thương tổn.
Protein XPD đóng vai trò như một máy scan các thông tin di truyền được lưu trữ trên khoảng 3 tỷ cặp xoắn kép ADN, lướt dọc chúng và lục soát những dấu hiệu tổn thương.
Khi một trong những bộ cảm biến của protein gặp phải thương tổn khi nó di chuyển, nó được chặn lại, đánh dấu những điểm thương tổn cần được sửa chữa.
Bên cạnh sửa vá các ADN, XPD cũng liên quan đến việc phân chia tế bào và biểu hiện gien, và do đó nó đóng một vai trò là một trong những protein tế bào linh hoạt nhất.
Trong khi sửa chữa, các ADN bảo vệ những mô khỏe mạnh của cơ thể khỏi thương tổn đối với chất liệu di truyền, tuy nhiên, nó làm giảm tác động của nhiều chất hóa trị liệu chống ung thư.
“Việc nhận dạng những thương tổn sử dụng XPD mở ra một khả năng mới để kích thích hoặc ức chế việc sửa chữa ADN theo những yêu cầu và mục đích của các mô. Những kết quả này do đó có thể hỗ trợ sự phát triển phương pháp điều trị ung thư mới”- Hanspeter Nägeligiải thích.
HẢI HUỲNH (Nguồn: Journal Current Biology)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin