Thành phần gạo nhân tạo bao gồm một hay nhiều loại tinh bột, chủ yếu khai thác từ các dòng cây lương thực tại chỗ, được bổ sung các chất xơ, chất khoáng, các protein, vitamin và caroten, cùng chất tạo mùi và một tỷ lệ cần thiết chất kết dính thực phẩm ở dạng hydrocolloid.
Theo NNVN, tháng 4/2012, Trung tâm Nghiên cứu thuộc Viện Nông nghiệp Indonesia tại Bogor (IPB) cho ra đời dòng gạo nhân tạo mới để cung cấp cho thị trường, đặt tên là Beras Analog. Thành phần gạo nhân tạo bao gồm một hay nhiều loại tinh bột, chủ yếu khai thác từ các dòng cây lương thực tại chỗ, được bổ sung các chất xơ, chất khoáng, các protein, vitamin và caroten, cùng chất tạo mùi và một tỷ lệ cần thiết chất kết dính thực phẩm ở dạng hydrocolloid. Sau đó, bột được trộn đều với các chất bổ sung, người ta làm dẻo bằng một tỷ lệ nước và tạo hạt trong máy ép trục lăn. “Hạt gạo” sau đó được đem hấp chín khoảng 30 phút trong khoảng nhiệt 70- 1050C rồi sấy khô và đóng gói đem ra thị trường.
Ưu điểm trước hết của gạo nhân tạo là có thể chọn các loại tinh bột khác nhau, từ các loại lúa hay khoai củ tại chỗ để bảo đảm an ninh lương thực đến các thứ bột nhập khẩu mà sự pha trộn giữa chúng tạo nên sự phong phú cho khẩu vị. Ưu điểm thứ hai là với các công thức pha chế khác nhau, gạo nhân tạo phục vụ được nhiều thành phần người tiêu dùng, từ các bữa ăn thông thường, chế độ ăn kiêng, tiệc tùng, hay dùng cho những người cần được điều chỉnh thực phẩm để trị bệnh.
Loại gạo nhân tạo xuất hiện lần đầu tiên tại Philippines trong các năm 1940. Năm 1990, các nhà khoa học Nhật Bản triển khai một loạt các nghiên cứu nhằm cải thiện “hạt gạo” và làm giàu thêm chất dinh dưỡng của gạo nhân tạo.
AN ĐIỀN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin