
Người có tuổi thường thấy rất khó để có được giấc ngủ. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi ngon giấc, họ lại bị thức giấc do nhu cầu phải đi nhà vệ sinh. Hiện các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Kyoto (Nhật Bản) đã phát hiện chính xác một protein có thể giải thích tại sao những người lớn tuổi phải đi tiểu thường xuyên.
Sự suy giảm lượng protein Connexin43 đã “đánh lừa” bàng quang luôn bị đầy.
Người có tuổi thường thấy rất khó để có được giấc ngủ. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi ngon giấc, họ lại bị thức giấc do nhu cầu phải đi nhà vệ sinh. Hiện các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Kyoto (Nhật Bản) đã phát hiện chính xác một protein có thể giải thích tại sao những người lớn tuổi phải đi tiểu thường xuyên.
Đó là protein Connexin43- nguyên nhân gây chứng tiểu đêm ở người cao tuổi. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu quá trình tiểu tiện về đêm trên chuột thí nghiệm bị mất các gien tạo ra protein Connexin43, trước khi đưa ra kết luận trên. Trưởng nhóm nghiên cứu- Osamu Ogawa- cho biết, lượng protein Connexin43 bị giảm sút sẽ tạo cảm giác bàng quang luôn bị đầy, khiến cho người bệnh phải thức giấc giữa đêm để đi tiểu.
Protein Connexin43 là một phần của chuỗi protein trong cơ thể người có ảnh hưởng đến nhịp độ sinh học của chúng ta. Trong khi ngủ, thận của người khỏe mạnh sẽ sản sinh một lượng nước tiểu và nước tiểu được lưu trữ trong bàng quang cho đến sáng nên ít có cảm giác mắc tiểu về đêm. Nhưng khi lượng protein Connexin43 bị giảm sút đáng kể, các cơ của bàng quang sẽ bị ảnh hưởng khiến cho người bệnh luôn có cảm giác mắc tiểu khi ngủ.
Các nhà khoa học cho hay, protein Connexin43 cũng gây ra chứng “đái dầm” ở trẻ em, vì cơ thể trẻ em chưa phát triển đầy đủ nên lượng protein này tăng giảm thất thường. Ngoài ra, các nguyên nhân khác của chứng tiểu đêm là do vỏ não bị suy yếu nên nhận lầm nhiều tín hiệu mắc tiểu từ bàng quang hoặc thận suy yếu nên sản xuất quá nhiều nước tiểu về đêm.
HẢI HUỲNH
(Nguồn: Journal Nature Communications)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin