Truyện ngắn: Lời hứa chân thật

06:11, 28/11/2022

Yến ơi, Thịnh ơi!

Tiếng của Khang vang vang trước cổng. Chắc có việc gì đây, vì với Khang hiếm khi "tiếng đến trước người" như vậy lắm, bản tính Khang ít nói, Yến thấy lo.

TRẦN BẠCH

Tranh minh họa: TRẦN THẮNG
Tranh minh họa: TRẦN THẮNG

Yến ơi, Thịnh ơi!

Tiếng của Khang vang vang trước cổng. Chắc có việc gì đây, vì với Khang hiếm khi “tiếng đến trước người” như vậy lắm, bản tính Khang ít nói, Yến thấy lo.

Yến chạy vội ra cổng, bé Thịnh cũng chạy theo sau. Nhưng, khi ra tới cổng nhà, thấy mặt Khang hớn hở, nỗi lo trong Yến lắng nhanh.

Có chuyện gì vậy anh?

Yến vừa hỏi vừa mỉm cười.

Vô nhà anh kể cho hai mẹ con nghe.

Khang bế thốc bé Thịnh để lên yên xe máy, hồ hởi đẩy vào hiên nhà.

Em dọn cơm ăn, nghen!

Khỏi ăn đi, anh no luôn rồi em ơi!

Gì vậy anh?

Yến cười thành tiếng. Chưa bao giờ Yến thấy Khang phấn khích như vậy.

Hôm nay anh về trễ là vì chiều này anh được lãnh đạo thông báo là Dự án xây dựng các vùng nuôi cá tra phát triển theo hướng bền vững ứng dụng quy trình VietGAP nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và truy xuất nguồn của anh đã được phê duyệt đầu tư rồi em à.

Giọng Khang phấn khích. Nghe Khang nói, mà trong Yến có cảm giác rộn ràng khó tả. Đây là công trình mà anh đã ấp ủ từ thời là sinh viên. Rồi anh đi Mỹ, cứ nghĩ rằng, ước vọng của anh đã lịm tắt theo...

ð

Vào năm 1990, ba, mẹ Khang đi Mỹ theo diện HO đợt đầu. Năm đó, Khang 12 tuổi. Khang nhất quyết không chịu đi, nên ba, mẹ đành cho Khang ở lại, chỉ dẫn theo An, chị gái của Khang.

Khang không chịu theo ba, mẹ đi Mỹ là vì sau sinh nhật một tuổi là Khang về quê sống với ngoại. Quê ngoại ở một tỉnh miền Tây, vùng sông nước ngọt lành, cây trái quanh năm. Ở đó, Khang có bọn bạn thân, cùng chơi, cùng học, cùng bì bõm trên sông những trưa hè. Trong nhóm bạn đó, có Yến. Ông, bà ngoại mến tay, mến chân, yêu thương, không muốn xa Khang. Ba, mẹ Khang đành chấp nhận để Khang ở lại với ông, bà.

Từ cuối năm 2010, ba, mẹ Khang mong muốn Khang sang Mỹ vì ông bà đã già, yếu, tha thiết muốn được gặp con trai. Nhưng mãi đến năm 2015, sau khi đã học xong cao học, bảo vệ thạc sĩ, Khang mới được đi.

Trước khi đi, Khang chỉ nói với Yến: “Anh sẽ trở về khi xong việc!”.

*

Yến, Khang chơi với nhau từ thời bé dại, học chung từ tiểu học, rồi cùng vào ĐH. Khang theo học nuôi trồng thủy sản, Yến sư phạm Văn. Sau khi ra trường, Khang về làm việc trong ngành nông nghiệp, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đúng chuyên ngành Khang theo học.

Khang thường tâm sự với Yến: Quê mình là vùng sông nước, nhưng nuôi thủy sản còn mang tính truyền thống, nhỏ lẻ, chủ yếu là người dân nuôi tự phát, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chất lượng sản phẩm chưa đồng nhất, nên không thể cạnh tranh, không phát triển thành lĩnh vực sản xuất hàng hóa lớn. Nên người nuôi cá ở quê mình còn khó khăn, còn nghèo.

Xây dựng cho được vùng chuyên canh nuôi cá nước ngọt, nhằm khai thác nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng bền vững, đa dạng hóa đối tượng, hình thức nuôi trong khâu nuôi trồng và gia tăng các sản phẩm giá trị gia tăng trong chế biến để nâng cao giá trị sản xuất, lựa chọn đối tượng chủ lực có khả năng phát triển sản xuất hàng hóa, liên kết sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị, thương hiệu hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm. Ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất đảm bảo hoạt động nuôi trồng thủy sản tạo ra sản phẩm đạt chất lượng an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường. Đó là hoài bão, là ước vọng của Khang.

Yến về dạy trường THPT tại huyện nhà. Những chiều, sau giờ dạy, Khang đi làm ở tỉnh về ngang trường đón Yến. Yến “lung tung” chuyện trường, chuyện lớp. Khang chỉ ậm ờ, cười. Bản tính của Khang là vậy. Từ khi Khang đi rồi, những buổi tan trường, đường về nhà chỉ hơn 3 cây số mà sao dài thườn thượt.

Khi sang Mỹ thi thoảng, Khang mới điện thăm Yến. Cũng chỉ đôi câu. Đó là bản tính của Khang, rất kiệm lời và cũng ít khi bày tỏ tình cảm. Yến hiểu và rất hiểu Khang. Nên cũng không phiền, giận về điều đó.

*

Ba, mẹ Yến rất quý Khang, ở tính hiền lành, ít nói, hay làm… Nhưng việc Khang trở lại Việt Nam đối với ba, mẹ Yến là rất mông lung vì nhiều lẽ: Thứ nhất, Khang sang Mỹ với cha, mẹ và chị An vậy là gia đình Khang đoàn tụ. Tình thân, máu mủ sẽ giữ chân người ở lại. Thứ hai, nước Mỹ, đất nước nhiều người mơ ước được đến, được sống ở đó. Sự xa hoa, tráng lệ của nơi đó sẽ giữ chân Khang. Thứ ba, xa mặt, cách lòng là lẽ thường của tình cảm lứa đôi. Và ở nơi đó có nhiều người con gái đẹp, hiện đại, tài năng, giàu có…

Không chỉ ba, mẹ, mà hết thảy người thân, bạn bè đều có suy nghĩ như vậy. Nên sau gần 2 năm Khang đi, ba, mẹ khuyên Yến nên chọn một người để lập gia đình.

Từ từ nghen ba. Chầm chậm nghen mẹ! Để con ổn định công việc rồi hả tính.

Yến hẹn lần hẹn lựa để cho qua chuyện, chứ lòng Yến như tơ vò… Những lần Khang điện, Yến rất muốn hỏi việc trở về Việt Nam, nhưng ngại, rồi thôi. Chỉ có bé Anh, em gái của Yến, là ủng hộ Yến. Mỗi khi thấy Yến buồn buồn, bé Anh, quen gọi từ nhỏ, chứ bé Anh cũng đã hơn 20 tuổi rồi, đều đến bên, ôm vai chị:

Chị nhớ anh Khang hả chị Yến? Đừng buồn, ảnh sẽ về thôi chị à!

Sau ngày Khang đi, cũng có mấy chàng trai tán tỉnh, “thả thính”, mấy vụ mối mai. Trong đó có Mạnh, thầy Mạnh dạy cùng trường, nhưng Yến đều tìm cách tránh.

Yến, một cô gái sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước, không kiêu sa, nhưng có đôi mắt sáng, làn da trắng mịn. Dõng cao với mái tóc thả dài óng ả được nuôi từ thời THCS.

Có lần, vào dịp cuối năm học, tập trung ôn để các em thi tốt nghiệp THPT, ăn uống kém, làm việc căng thẳng, Yến bất tỉnh, do hạ canxi đường huyết, thầy Mạnh đã đưa Yến đi bệnh viện, và đã chăm sóc Yến suốt cả tuần… sau đó Mạnh hay thăm hỏi, lui tới. Nhiều lần thầy Mạnh muốn mở lời. Cảm nhận được điều đó, nên lần nào Yến cũng khéo lả chuyện và hạn chế tiếp xúc khi có hai người.

Ba, mẹ Yến, đồng nghiệp cũng đã “ghép đôi”, nhưng với Mạnh, Yến chỉ xem là người bạn đồng nghiệp.

*

Cô Yến ơi, có người tìm.

Tiếng cô Hoa, giám thị.

Trời ơi, Khang… Anh đã trở về.

Yến lạc giọng, thảng thốt.

ð

Giữa năm 2018, ba mất, do di chứng của bệnh tiểu đường. Đầu năm 2020, nhiễm COVID-19, rồi tuổi cao, sức yếu, mẹ Khang cũng không qua khỏi. Thực hiện di nguyện của ba, mẹ, Khang mang 2 hũ tro cốt về quê.

Trước khi mất, cả ba và mẹ đều khuyên Khang sắp xếp công việc xong, hãy trở về Việt Nam sống, vì đó là quê hương. Ba, đã mắc sai lầm nên cả đời ân hận, mặc cảm với bà con, xứ sở.

Lễ cưới được tổ chức sau một tháng khi Khang trở về. Khang được đón nhận trở lại làm việc trong đơn vị cũ và tiếp tục thực hiện hoài bão của anh.

*

Mấy giờ rồi em?

Bảy giờ mười lăm tối rồi. Chi vậy anh?

Yến ngạc nhiên hỏi.

Mình đi ăn mừng đi em!

Ăn mừng ở đâu anh?

Phở 91 đi em!

Ôi trời!... Thống nhất liền!

Nghe cha, mẹ cười, bé Thịnh cũng cười theo./.

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh