"Cách mạng của một cọng rơm"- của Fưkưoka Masanobư- nguyên tác tiếng Nhật là "Shizen noohoo waraippon no kakưmei" (Tự nhiên nông pháp- Cách mạng của một cọng rơm). Quyển sách gối đầu giường của những người nghiên cứu nông nghiệp không chỉ ở riêng Nhật Bản và được xem như "dẫn dắt" nền nông nghiệp nước này hướng đến tự nhiên trong nhiều thập kỷ qua.
“Cách mạng của một cọng rơm”- của Fưkưoka Masanobư- nguyên tác tiếng Nhật là “Shizen noohoo waraippon no kakưmei” (Tự nhiên nông pháp- Cách mạng của một cọng rơm). Quyển sách gối đầu giường của những người nghiên cứu nông nghiệp không chỉ ở riêng Nhật Bản và được xem như “dẫn dắt” nền nông nghiệp nước này hướng đến tự nhiên trong nhiều thập kỷ qua.
Nguyên tác tiếng Nhật “Shizen noohoo waraippon no kakưmei” (Tự nhiên nông pháp- Cách mạng của một cọng rơm) của Fưkưoka Masanobư. |
Fưkưoka đã bỏ tất cả công việc của tuổi trẻ ở thành phố, dành cả cuộc đời mình để thực hành nông nghiệp tự nhiên, như để “vẽ nên hình hài của ý tưởng” về những điều mình khó giải thích được.
Tất cả những điều Fưkưoka chứng minh là việc quay trở lại với thế giới tự nhiên của nông nghiệp; mà nông nghiệp trong khái niệm là từ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch cho đến phân phối và tiêu thụ… tất cả đều thuận với tự nhiên nhất.
Một phương pháp làm nông theo cách “không làm gì cả”; thoạt đầu nghe như nó đi ngược lại với cả thế giới này, ngược với sự tiến bộ của khoa học, ngược lại với cả thế giới hiện đại.
Vì lẽ đó, mà để mọi người hiểu được hệ nhận thức mà mình “đốn ngộ” được là những điều “bất khả tư nghì” (bản dịch tiếng Anh là “bất khả thuyết”), thì Fưkưoka chỉ có cách duy nhất là thực hành nó ngay trên những cánh đồng.
Ông dành cả cuộc đời làm nông để “vẽ nên hình hài của tư tưởng” mà mình khó lòng giải thích, thuyết phục mọi người. Chứng minh sự đúng đắn của mình bằng những mảnh ruộng, khu vườn không cày xới, không bón phân, không phun thuốc trong mấy chục năm trời bên cạnh những vùng đất nông nghiệp ứng dụng đầy đủ các phương pháp làm nông hiện đại. Và ông đã đúng!
Tuy nhiên, sâu xa hơn trong những điều to lớn mà Fưkưoka muốn trình bày trong quyển sách mỏng manh là không chỉ gói ghém trong chuyện làm nông; mà ông muốn chứng minh sự hủy hoại của con người ngay chính trên mảnh đất, ngay chính trong thức ăn, đã phát sinh hàng trăm ngàn loại bệnh tật cho đất đai, cây trồng và cho chính con người.
Và trong cái vòng lẩn quẩn đó, khoa học cố tìm kiếm những hóa chất để kiểm soát sâu bệnh và y học cố tìm kiếm những thuốc men, phương pháp để kiểm soát dịch bệnh và cho rằng đó là sự tiến bộ của khoa học. Ý nói khoa học đang cố gắng chiến thắng những sai lầm do mình gây ra.
Phương pháp làm nông tự nhiên không chỉ nói về chuyện làm nông, mà chính là một cuộc cách mạng trở về với tự nhiên từ ngay trong lối sống của con người hiện đại. Trong đó, con người tuân theo quy luật kỳ diệu của tự nhiên với cả một hệ thống vô cùng phức tạp nhưng thuận thiên để mọi thứ diễn ra một cách đơn giản nhất.
Cánh đồng sẽ tự nó “giải quyết” mọi chuyện từ việc làm màu mỡ đất đai, cân bằng sâu bệnh, kiểm soát cỏ dại; trong khi những tác động của con người trong nông nghiệp nhiều thế hệ qua đã can thiệp thô bạo và làm suy yếu hệ sinh thái cân bằng của tự nhiên.
Do đó, tiếp nối những vụ mùa, tiếp nối qua nhiều thập kỷ, nhiều thế kỷ, con người lại phải tiếp tục chạy theo sau để giải quyết những vấn đề tai hại mới nảy sinh, bằng những giải pháp của khoa học và hóa học. Sự thắng thế của khoa học và sự can thiệp thô bạo của thế giới hiện đại dần làm mất đi thế mạnh của nông nghiệp tự nhiên.
Vì lẽ đó, Fưkưoka như kẻ lội ngược dòng, đi ngược lại với thế giới hiện tại; nhưng bình tĩnh đọc kỹ quyển sách mọi người sẽ dễ dàng nhận ra chân lý.
Những cánh rừng tồn tại hàng triệu năm, hàng chục ngàn năm tự nó sẽ phát triển và cân bằng hệ sinh thái tốt tươi bên cạnh hệ động vật đa dạng mà không cần chăm sóc loại phân thuốc nào; nhưng chỉ khi có sự khai thác, phá hỏng một phần nào đó của bàn tay con người thì ngay lập tức sâu bệnh, dịch bệnh và thiên tai sẽ xảy ra.
Những mảnh ruộng của ông Fưkưoka phát triển đầy các loại ong bướm, cỏ dại, các loại sâu và các loại thiên địch, những mảnh ruộng hàng mấy chục năm không cày xới mà để cho các bộ rễ cây tự làm mới đất đai sau mỗi vụ mùa; kỳ diệu là đất đai sẽ tự màu mỡ hơn những mảnh ruộng của mọi người càng cằn cỗi và càng phải chăm bón nhiều loại phân thuốc.
Chợt nhớ hình ảnh cuối cùng trong bộ phim về Đức Phật Thích ca được xem hồi nhỏ, là chiếc bình bát trôi ngược dòng sông chảy xiết; so sánh khập khễnh có thể nói rằng Fưkưoka Masanobư, giống như cái bình bát đó của Đức Phật.
Sẽ thật khó khăn hơn cả cuộc cách mạng trong nông nghiệp là bắt cả thế giới này ngừng canh tác bằng những ứng dụng khoa học, hóa học hiện đại, để quay về với lối canh tác tự nhiên đúng nghĩa nhất, nghĩa là “làm nông theo cách không làm gì cả”.
Hãy trả lại cánh đồng cọng rơm như chính cái cách mà cây lúa lớn lên trong tự nhiên, hãy để rễ cây và côn trùng cày xới đất, hãy để sâu hại và thiên địch cân bằng nhau và ong bướm góp phần sinh sôi cây trái…
Tự khắc những cánh đồng sẽ khỏe mạnh, đất đai màu mỡ, năng suất cây trồng không hề giảm sút và lành tính vô cùng. Nông nghiệp tự nhiên theo cách của Fưkưoka là: đất khỏe, cây khỏe, môi trường khỏe và con người mạnh khỏe.
Sâu xa hơn, “Cách mạng của một cọng rơm” không chỉ nói về nông nghiệp mà thông qua đó, Fưkưoka muốn tha thiết mong mỏi một lối sống tự nhiên nhất, thuận thiên và lành tính cho cả hành tinh này. Do đó, dù bạn có làm nông hay không, đây là quyển sách bổ ích và đáng xem.
Bài, ảnh: NGỌC TRẢNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin