Chồng Bắc, vợ Nam

05:10, 15/10/2015

Tôi đã có chồng con nhưng cuộc sống gia đình không suôn sẻ. Chồng tôi là người gia trưởng đã làm khổ vợ con rồi mà còn thêm cha mẹ chồng khó tính, lễ giáo nữa nên tôi luôn sống trong sợ hãi.

Tôi đã có chồng con nhưng cuộc sống gia đình không suôn sẻ. Chồng tôi là người gia trưởng đã làm khổ vợ con rồi mà còn thêm cha mẹ chồng khó tính, lễ giáo nữa nên tôi luôn sống trong sợ hãi.

Mẹ tôi là người gốc Bắc nên lễ nghĩa kinh khủng lắm chứ không như dân miền Nam thoải mái, vui là chính. Mỗi lần đi đâu về là phải thưa ông, thưa bà, thưa cả nhà… Mỗi bận ăn cơm cũng phải mời từng người, cấm tiệt chuyện mời gộp chung “cả nhà ăn cơm đi”.

Trước khi cưới, mẹ tôi cũng đã cảnh báo liệu có làm dâu nổi ở nhà người ta? Bà khuyên nếu không thì xin về đây ở hoặc ra riêng càng sớm càng tốt. Thế nhưng, khi đó mọi chuyện đều đơn giản hết. Tôi và mẹ chồng tương lai có gần buổi nói chuyện với nhau để hiểu hơn về nhà chồng, về nghĩa vụ của con dâu… Bà không có yêu cầu gì nhiều, chỉ mong tôi chăm sóc con trai bà cho tốt, nuôi dạy con cho giỏi. Còn chuyện đối nhân xử thế cứ thấy thế nào là phù hợp thì làm, không thể bắt con dâu phải theo phong tục ngoài Bắc. Thế nhưng, khi về sống chung, tôi mới vỡ lẽ… “thấy thế nào là phù hợp thì làm” thì như thế nào.

Hiện tôi bị trầm cảm nặng, luôn sống trong bất an, vì ngày nào cũng nghe mẹ chồng càm ràm, còn chồng thì mắng mỏ không tiếc lời. Tôi không biết mình phải làm gì bây giờ, có nên bỏ đi hay không, vì tôi sợ là mình không thể chờ làm thủ tục ly dị nữa, chị ạ!

thutrangdinhthixx@gmail.com

Quả thật là nếp sống mỗi vùng miền có khác nhau nên ban đầu về sống chung thấy không hòa hợp được là điều chắc chắn. Nếu mỗi bên nhún nhường một tí, còn cái gì không thể chấp nhận thì chia sẻ nhau trên tinh thần thông cảm, tôn trọng nhau để bên kia phải chỉnh sửa. Vấn đề còn lại là thời gian, chứ ngày một ngày hai mà đòi phải lễ nghi như dân Bắc thì chắc là khó. Bạn nên lưu ý điều Hoa Hồng nói là sự chia sẻ phải trên tinh thần tôn trọng nhau, không vì một vài điều bất đồng mà nặng lời với nhau, vì đó không chỉ là sự tôn trọng giữa con người với con người mà còn giữa vùng này với vùng kia. Tuy phong tục, tập quán, nếp sống, nếp nghĩ có khác nhưng đều cùng dân tộc Việt Nam “máu đỏ, da vàng” mà!

Khi cả 2 bên đều có thiện ý thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn thôi bạn ạ! Nếu cần thì bạn nên đặt vấn đề với chồng hoặc mẹ chồng để có sự trao đổi thân thiện, thấu hiểu nhau hơn. Ông bà ta thường nói “còn nước còn tát”. Chừng nào không thể hòa nhập cuộc sống sau những cố gắng của mình hẵng nghĩ đến chuyện “đường ai nấy đi”.

HOA HỒNG

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh