Vùng biên giới An Giang, nơi tiếp giáp với Campuchia, cách sống và nét sinh hoạt của người dân nơi đây ít nhiều ảnh hưởng văn hóa Khmer. Ở những nơi văn hóa giao thoa với nhau, bạn dễ dàng bắt gặp nhiều nét đặc trưng làm nên những di sản thiên nhiên vô cùng phong phú, độc đáo và thu hút hơn hết là văn hóa ẩm thực.
Vùng biên giới An Giang, nơi tiếp giáp với Campuchia, cách sống và nét sinh hoạt của người dân nơi đây ít nhiều ảnh hưởng văn hóa Khmer. Ở những nơi văn hóa giao thoa với nhau, bạn dễ dàng bắt gặp nhiều nét đặc trưng làm nên những di sản thiên nhiên vô cùng phong phú, độc đáo và thu hút hơn hết là văn hóa ẩm thực.
Dọc các tỉnh lộ vùng ven biên giới thuộc TP. Châu Đốc, huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, đa phần là ruộng lúa, điểm thêm nhiều hàng cây thốt nốt chạy dọc 2 bên đường. Cây thốt nốt thoạt nhìn giống cây cọ, tán lá xòe như cánh quạt, thân cây lại giống thân dừa nhưng ít xù xì hơn.
Trái của nó cũng mọc thành quày giống trái dừa, có màu tím sậm, đội thêm chiếc mũ màu xanh. Tuy nhiên, trái thốt nốt không có nước bên trong như dừa, khi muốn ăn phải bổ ra lấy phần thịt mềm mịn bên trong.
Khác hẳn với dừa, muốn lấy nước thốt nốt phải dùng những ống tre nhỏ, dài, rỗng ruột thông vào cuống hoa để hút. Công việc này được thực hiện lúc hoàng hôn vừa buông xuống.
Với những vòi tre vừa được hun khói diệt khuẩn cột sát thân cây, những người thợ sẽ leo lên ngọn cây, đặt hết các ống tre để rạng sáng hôm sau thu gom về.
Nước thốt nốt có vị ngọt, thơm nhưng cơm thốt nốt lại có vị nhạt. Khi dùng chung với nhau, 2 mùi vị hòa quyện sẽ cho vị ngon rất riêng, đậm đà mà không quá gắt.
Nếu ở chợ thường bán nước thốt nốt trong ly thì dọc đường, chủ quán sẽ để thực khách tự tay chế biến và thưởng thức theo cách riêng nên họ phục vụ 1 chai nước thốt nốt, 1 dĩa cơm thốt nốt và 1 ly đá.
Hôm nào không vội, thích nhâm nhi, cho nước thốt nốt vào ly đá, bỏ vài viên cơm thốt nốt vào khuấy kỹ cho ngấm vào nhau rồi mới uống.
Cái ngòn ngọt, thanh thanh của nước, mềm mềm dai dai của cơm thốt nốt như tan dần trong miệng. Một thứ nước rất ngon mà đa phần những người ngoài địa phương trải nghiệm một lần đều khó quên.
Ngoài nước thốt nốt tươi, người dân còn sử dụng trái thốt nốt để làm nhiều món ăn khác như: nấu chè, làm bánh bò. Lâu nay, vì bận rộn nên tôi vẫn chưa có dịp ghé lại chợ Châu Đốc thưởng thức món bánh bò được gọi là đặc sản An Giang.
Nhớ nhất là lúc người bán mở nắp xửng bánh bò, hương thơm hòa quyện vào khói nghi ngút bay lên, vị thơm ngậy của nước cốt dừa cùng hương thơm của đường thốt nốt luồn lách vào mũi, miệng, tạo thành một thứ hương vị khó quên.
Theo TTMT
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin