Lên Trường Sơn ăn thịt trâu xào rau sưng, lá lốt

06:11, 15/11/2016

Trường Sơn là vùng núi rừng thâm u, hoang dã của đồng bào các dân tộc sinh sống lâu đời với những bản làng Cơ Tu (miền Tây xứ Quảng) chênh vênh trên sườn núi mà ai cũng mơ ước được đặt chân đến một lần trong đời. 

Trường Sơn là vùng núi rừng thâm u, hoang dã của đồng bào các dân tộc sinh sống lâu đời với những bản làng Cơ Tu (miền Tây xứ Quảng) chênh vênh trên sườn núi mà ai cũng mơ ước được đặt chân đến một lần trong đời.

Nhưng mảnh đất này còn lưu lòng du khách bởi những món ăn chỉ ở đây mới trở thành đặc sản. Đó là thịt trâu, bởi nơi đây có nhiều đồng cỏ xanh tốt và nhiều cây dược liệu làm thức ăn cho trâu, bò ăn.

Nguyên liệu chính nấu món trâu xào rau sưng, lá lốt.
Nguyên liệu chính nấu món trâu xào rau sưng, lá lốt.

Thịt trâu khác thịt bò ở chỗ ít gân, mỡ màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt bê non bởi thịt trâu có vị ngọt, thơm chứ không ngấy như thịt bò, thịt dê và một số loại thịt khác.

Vì vậy, thịt trâu được nhiều thực khách lựa chọn thưởng thức khi đặt chân tới Trường Sơn.

Thịt trâu có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như: thịt trâu xào lăn, thịt trâu nấu rô ti, thịt trâu xào củ quả, thịt trâu xào đậu và bắp non, thịt trâu nướng vỉ, thịt trâu nướng ngũ vị, thịt trâu nhúng giấm, sườn trâu nghé rán, cháo thịt trâu…

Song, ngon nhất, đặc sắc nhất phải kể đến thịt trâu xào với đọt lá sưng và lá lốt.

Món thịt trâu xào đọt rau sưng và lá lốt vừa thơm ngon lại lạ miệng vừa chữa nhiều bệnh. Cách nấu như sau: Thịt trâu xắt mỏng ướp tỏi, gừng, hành khô cùng 1 muỗng bột nêm ướp khoảng 20 phút.

Lá lốt (xắt nhỏ), đọt rau sưng, hành hoa, rau mùi tây rửa sạch để ráo. Tiếp đến cho dầu ăn vào phi với hành tím cho thơm rồi cho thịt trâu xào với lửa lớn khoảng 5 phút rồi cùng cho lá lốt (cắt nhỏ) và đọt rau sưng vào đảo nhanh tay, rắc thêm ít hành hoa, mùi tây và nêm mì chính. Cuối cùng múc thịt trâu xào ra đĩa dùng với cơm nóng.

Món nay ăn rất ngon và tốt cho sức khỏe. Bởi theo Đông y, thịt trâu hiền, nhiều dinh dưỡng bởi chúng ăn nhiều đọt cây có dược liệu cao.

Trong y học cổ truyền, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, công dụng ôn trung (làm ấm bụng); tán hàn (trừ lạnh); hạ khí (đưa khí đi xuống); chỉ thống (giảm đau); yêu cước thống (đau lưng, đau chân), tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu...

Gần đây một số người mắc bệnh gút (gout) đã truyền nhau kinh nghiệm ăn các món có lá lốt để điều trị căn bệnh vốn được cho là “bệnh của nhà giàu”.

Đặc biệt, thịt trâu là loại “thịt đỏ”, nếu xào với lá lốt, người ăn sẽ không phát sưng khớp do bệnh gout. Rau sưng còn gọi là hoa tiêu, hoa tiêu thích, sơn hồ tiêu thích, ba tiêu, hoàng lực, dã hoa tiêu, lưỡng diện châm, lưỡng phù chắm, xuyên tiêu.

Theo Đông y, lá rau sưng có vị cay, tính ôn, ít độc, vào 3 kinh phế- tỳ- thận, có tác dụng tán hàn, trục thấp, ôn trung, trợ hỏa, sát hồi trùng; chữa bụng lạnh đau, thổ tả, tẩy giun…

Đặc biệt, lá sưng có vị chát với hương thơm bạc hà the the nơi đầu lưỡi. Thịt trâu ngọt mềm hòa quyện cùng hương vị của lá lốt, lá sưng và các loại gia vị khiến người ăn cứ xuýt xoa khen ngợi.

Thưởng thức món thịt trâu xào lá lốt, lá sưng nơi Trường Sơn cùng với điệu dân ca Cơ Tu ngân nga theo gió, trầm bổng giữa núi rừng giữa gió ngàn xào xạc thì quả thật không gì sánh bằng.

Bài, ảnh: TIÊN SA (Đà Nẵng)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh