Vùng ĐSBCL có hàng nghìn sản phẩm đặc sản, thực phẩm chế biến và hàng thủ công (gọi chung là sản phẩm đặc trưng). Hiện các doanh nghiệp trong vùng đang xúc tiến công tác thương mại, quảng bá để đưa các sản phẩm này lên bàn ăn quốc tế.
Vùng ĐSBCL có hàng nghìn sản phẩm đặc sản, thực phẩm chế biến và hàng thủ công (gọi chung là sản phẩm đặc trưng). Hiện các doanh nghiệp trong vùng đang xúc tiến công tác thương mại, quảng bá để đưa các sản phẩm này lên bàn ăn quốc tế.
Liên kết đưa sản phẩm xuất ngoại
Theo cơ sở sản xuất tương Phước Khang (phường 3, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, chuyên sản xuất tương hột, tương xay và nước tương theo phương pháp gia truyền), họ vừa tìm được đầu mối tiêu thụ sản phẩm thông qua hội chợ triển lãm thương mại tại tỉnh Kampong Speu (Campuchia) được tổ chức hồi tháng 3.
“Chúng tôi rất mừng vì sản phẩm tương của cơ sở được người tiêu dùng Campuchia đón nhận tích cực. Ngoài cơ sở của tôi, còn có 4 đơn vị, doanh nghiệp (DN) trong tỉnh cùng tham gia hội chợ trên.
Các DN này đã chủ động liên kết với cơ quan chức năng địa phương, đơn vị tổ chức để giới thiệu về các sản phẩm đặc trưng như: Khoai lang, nước chấm, trứng muối và bánh kẹo” - ông Nguyễn Chí Thiện - Chủ cơ sở Phước Khang phấn khởi nói.
Bánh tráng Cù lao Mây được thị trường nước ngoài ưa chuộng. Ảnh: Huỳnh Xây |
Còn theo Công ty TNHH Vạn Đạt (TP.HCM), thời gian qua, sản phẩm cá ba sa tẩm gia vị của công ty đã xuất khẩu tốt sang thị trường Trung Quốc. Bà Phan Gia Mẫn - Giám đốc công ty chia sẻ: “Để thâm nhập thị trường Trung Quốc, chúng tôi đã đầu tư nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thói quen tiêu dùng, khẩu vị của người dân Trung Quốc. Sau khi nắm bắt được những thông tin tốt, chúng tôi mới đưa ra phương án cung cấp hàng hóa phù hợp”.
Bà Mẫn cho biết thêm, thị trường Trung Quốc rất ưa chuộng sản phẩm ngó sen đông lạnh. Trong khi ĐBSCL là nơi có nhiều vùng trồng sen, rất thuận lợi về nguyên liệu. Vì vậy, nếu DN hoặc đơn vị nào có khả năng cung cấp sản phẩm này thì sẽ rất có tiềm năng.
Cải tiến mạnh khâu bao bì và chất lượng sản phẩm
Để có thể xuất khẩu và tăng tính cạnh tranh, nhiều DN, đơn vị ở ĐBSCL cho biết, họ đã và đang đẩy mạnh cải tiến bao bì và chất lượng sản phẩm.
“Thời gian qua, tàu hủ ky của chúng tôi rất được thị trường khu vực miền Tây và Đông Nam Bộ ưa chuộng. Tới đây, chúng tôi sẽ nghiên cứu, học hỏi để có thể áp dụng cách bảo quản lâu hơn, giúp sản phẩm vận chuyển được xa hơn để bán vào các siêu thị và đưa đi xuất khẩu” - ông Đinh Công Hoàng - Chủ nhiệm Tổ hợp tác tàu hủ ky truyền thống xã Mỹ Hòa (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) thông tin.
VCCI Cần Thơ, vùng ĐBSCL hiện có khoảng 300 DN, đơn vị sản xuất sản phẩm đặc trưng với khoảng 2.000 chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên, bao bì sản phẩm của vùng còn khá đơn điệu, không thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Vì vậy, để xuất khẩu vào thị trường nước ngoài thì các DN cần lưu ý đầu tư mạnh tay hơn cho nhãn mác, bao bì. Những thông tin trên bao bì sẽ giúp nhà sản xuất tuân thủ các quy định đặt ra như thành phần dinh dưỡng, mức độ an toàn thực phẩm, chất gây dị ứng..., cũng như giúp khách hàng tin cậy về sản phẩm, từ đó bảo vệ lợi ích hợp pháp của cả 2 bên.
Theo Dân Việt
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin