Mấy lão nông tri điền nói giờ mần ăn của nông dân không phải chỉ biết "trông trời, trông đất, trông mưa" nữa mà còn phải biết "trông thị trường".
Mấy lão nông tri điền nói giờ mần ăn của nông dân không phải chỉ biết “trông trời, trông đất, trông mưa” nữa mà còn phải biết “trông thị trường”.
Mà thị trường hiện ưa nhất chữ “sạch”. Rau sạch, cá sạch, mía sạch, gạo sạch, trái sạch… hễ cái gì “xanh- sạch- an toàn” thì được sự tín nhiệm của người tiêu dùng.
Cũng phải thôi, bởi thời gian qua, quá nhiều vấn đề thiếu an toàn trong sản phẩm nông nghiệp. Từ chuyện rau trái thừa đạm, dùng hóa chất thêm màu, mau chín đến chăn nuôi heo “tạo nạc”, nuôi gà nhiều kháng sinh.v.v… khiến người tiêu dùng, nhất là các bà nội trợ đâm ra e ngại trong mỗi buổi chợ.
Nói về chuyện này, nhiều nông dân phân trần: “Tụi tui cũng muốn chăn nuôi, trồng trọt theo hướng an toàn “xanh, sạch… bổ” nhưng kiểu hộ chăn nuôi gia đình nhỏ lẻ, vốn yếu nên rất khó chuyển hướng đầu tư lớn đúng quy trình kỹ thuật.
Còn trồng rau, trồng vườn cũng vậy, người vài công đất nên mạnh ai nấy làm, trồng đầu bờ bán cuối ruộng vầy đâu có “thương hiệu thương hiếc” gì nên cũng không mạnh dạn đầu tư.
Thực tế, nông dân không mặn mà “sản xuất sạch hơn” không chỉ là do thiếu kỹ thuật hay thiếu vốn, mà còn do không thể chứng minh là mình “sạch thiệt”. Do đó, khi đưa ra thị trường thì cây- con nào cũng như cây- con nấy. Giá cả đã không cao hơn mà có khi còn thấp hơn (do mẫu mã không đẹp bằng hàng “phân thuốc dư thừa”).
Do đó, làm sao để nông dân sản xuất sạch và chứng minh được sự “xanh sạch” của mình sẽ giúp cho nông dân hướng tới sản xuất bền vững. Tuy nhiên, việc này không chỉ của các nông dân như Hai Lúa tui mà rất cần các nhà quản lý và nhà khoa học hỗ trợ.
Hailua@.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin