Về Sóc Trăng, đến trung tâm thành phố, hẳn khách bộ hành không khó để thưởng thức món ăn độc đáo bánh tráng phơi sương. Thực ra, món bánh tráng này xuất phát từ Trảng Bàng ở Tây Ninh.
Về Sóc Trăng, đến trung tâm thành phố, hẳn khách bộ hành không khó để thưởng thức món ăn độc đáo bánh tráng phơi sương. Thực ra, món bánh tráng này xuất phát từ Trảng Bàng ở Tây Ninh.
Do đặc điểm giao thoa nét văn hóa ẩm thực, người dân miệt đất Sóc Trăng trước đây vốn có bánh tráng Bà Lèo, nay người ta “nhập” cách thức chế biến bánh tráng phơi sương về để làm và thưởng thức.
Chuyện về bánh tráng phơi sương cũng tình cờ như “cổ tích”. Trong lần đi điền dã, chúng tôi được nghe một chủ quán ở đây (Sóc Trăng) kể: Có cô con dâu mới về nhà chồng. Nhà chồng cô chuyên làm bánh tráng. Chiều đó, do quá mệt nên khi gom bánh khô vào nhà cô đã bỏ quên mấy vỉ bánh ngoài góc rào. Sáng ra, mẹ chồng thấy vỉ bánh ẩm ướt, vốn bị coi là "nằm mê" không ngon, bà định la rầy.
Anh chồng thương vợ, mới về nhà làm dâu còn chưa quen nên ra gỡ những chiếc bánh mềm mại sương đêm ấy mang vào nhà và hái những lá rau quanh vườn rồi mời cả nhà cùng ăn. Không ngờ mọi người ăn đều tấm tắc khen ngon, thế là bánh tráng phơi sương xuất hiện.
Bánh tráng phơi sương gói tép bạc. |
Theo kinh nghiệm của bà con, để làm ra được một chiếc bánh tráng phơi sương ngon thì quan trọng nhất là việc chọn nguyên liệu. Gạo làm bánh phải là gạo mới, gạo ngon và không được pha trộn. Sau khi xay gạo xong bỏ thêm một lượng muối vừa phải tạo vị mặn cho bánh chứ không thêm đường như các bánh tráng loại khác. Bánh tráng thường được tráng đến hai lớp. Bánh vừa chín còn ướt sẽ được đem ra ngoài nắng phơi cho khô để chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.
Khi bánh đã gần khô thì đem vào nướng, người ta đốt vỏ đậu phộng để nướng bánh. Bánh chỉ nướng sơ trên mặt lửa cho đến khi thấy bánh tráng nổi những hạt bong bóng nhỏ li ti trên mặt và ngả sang màu trắng đục thì dừng lại chứ không để bánh vàng.
Bánh tráng sau khi nướng xong được xếp lên giàn và chờ đến khuya khi sương xuống thì đem bánh ra phơi. Người phơi phải thức canh chừng đợi bánh vừa thấm sương đủ mềm là xếp lại, lót lá chuối để giữ độ mềm, xốp.
Những cái bánh tráng mềm dẻo, dai ấy người ta cuốn với bún, thịt heo xỏ lụi nướng vàng thơm lựng với rau húng, cải xanh, sả ngâm giấm, chuối chát, khế, khóm, dưa leo xắt lát, … chấm vào nước tương xay, đậu phộng, sả, ớt nước cốt dừa khuấy đặc. Món bánh tráng phơi sương ở Sóc Trăng đem đãi bạn phương xa, thêm vài chung rượu đế cho ấm lòng tri kỷ.
“Bánh tráng ngon gói con tép bạcĐãi bạn hiền ngọt nhạt đừng chê!” – Ca dao
Theo http://danviet.vn/que-nha/banh-trang-phoi-suong-o-soc-trang-664906.html
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin