Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 53/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/8/2022 về việc quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/10/2022.
Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 53/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/8/2022 về việc quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/10/2022.
Cụ thể, Điều 26 nghị định này quy định các dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam bao gồm:
- Dữ liệu về thông tin cá nhân người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam;
- Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra như: tên tài khoản, thời gian sử dụng, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký;
- Dữ liệu về quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam như: bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối/tương tác.
Dữ liệu người dùng internet phải được lưu trữ trong nước
Đối tượng phải lưu trữ các dữ liệu trên bao gồm:
- Các doanh nghiệp trong nước;
- Doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thuộc một trong các lĩnh vực sau: dịch vụ viễn thông, cung cấp tên miền, thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, mạng xã hội và truyền thông xã hội, trò chơi điện tử...
BT (theo luatvietnam.vn)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin