Bộ GD- ĐT vừa ban hành Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT ngày 19/3/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa (SGK); tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 5/5/2022.
Bộ GD- ĐT vừa ban hành Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT ngày 19/3/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa (SGK); tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 5/5/2022.
Đáng lưu ý, quy trình biên soạn SGK được quy định: Tổ chức, cá nhân biên soạn SGK lựa chọn tác giả biên soạn SGK đáp ứng tiêu chuẩn có trình độ được đào tạo từ ĐH trở lên, am hiểu về khoa học giáo dục, có chuyên môn phù hợp với SGK được biên soạn; có đầy đủ quyền công dân, phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt; tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD- ĐT ban hành để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn; phân công nhiệm vụ của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên);
Tổ chức, cá nhân biên soạn SGK tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 1 bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước khi tổ chức biên soạn các bài học khác; tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu SGK theo nội dung từng khoản quy định; hoàn thành bản mẫu SGK gửi Bộ GD- ĐT để tổ chức thẩm định;
Yêu cầu và quy trình thực nghiệm SGK: Đối với mỗi bản mẫu SGK, lựa chọn các bài học để tổ chức thực nghiệm mang tính đại diện về loại bài, thể hiện điểm mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục; tổ chức thực nghiệm ít nhất 10% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 105 tiết/năm học trở lên, ít nhất 15% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 70 tiết/năm học đến dưới 105 tiết/năm học, ít nhất 20% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại; mỗi bài học được dạy thực nghiệm ít nhất 2 lần, sau lần dạy thực nghiệm thứ nhất, tổ chức rút kinh nghiệm, chỉnh sửa bài học trước khi tổ chức dạy thực nghiệm lần thứ hai;
Cơ sở giáo dục phổ thông được lựa chọn để tổ chức dạy thực nghiệm bảo đảm tính đại diện vùng, miền; lớp học sinh được lựa chọn để tổ chức dạy thực nghiệm thuộc khối lớp có SGK được thực nghiệm; việc dạy thực nghiệm được thực hiện đối với học sinh toàn lớp vào thời điểm phù hợp với năng lực của học sinh.
Giáo viên dạy học và giáo viên dự giờ dạy thực nghiệm là những người đang trực tiếp dạy học môn học có SGK được thực nghiệm; mỗi tiết dạy thực nghiệm bảo đảm có ít nhất 3 giáo viên dự giờ và tham gia góp ý bài học thực nghiệm.
BT (theo Tin Tức Pháp Luật)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin