Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, có nhiều điểm mới sửa đổi, bổ sung và sẽ thay thế cho Bộ luật Lao động 2012.
(VLO) Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, có nhiều điểm mới sửa đổi, bổ sung và sẽ thay thế cho Bộ luật Lao động 2012.
Mở rộng phạm vi và đối tượng điều chỉnh, ngoài quy định tiêu chuẩn lao động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp quan hệ lao động thì Bộ luật Lao động 2019 mở rộng thêm đối tượng là người làm việc không có quan hệ lao động cùng một số tiêu chuẩn riêng.
Được sử dụng lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi làm ca đêm. Theo điểm b khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động được sử dụng lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa nếu được người này đồng ý (trước đây không được).
Lao động nam cũng được hỗ trợ chi phí gửi trẻ. Một trong những trách nhiệm của người sử dụng lao động quy định tại Điều 136 Bộ luật Lao động 2019 là giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.
Không còn quy định lương tối thiểu ngành; đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 1 năm/lần; thuê trẻ dưới 15 tuổi làm việc phải có giấy khám sức khỏe; ghi nhận hợp đồng lao động điện tử; thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn với người cao tuổi; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương để mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc đơn vị khác;... là một số trong nhiều điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 nói trên.
MINH THÁI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin