Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ban hành ngày 6/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều có hiệu lực từ ngày 20/8/2021.
Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ban hành ngày 6/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều có hiệu lực từ ngày 20/8/2021.
Nghị định quy định chủ tịch UBND cấp tỉnh, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm huy động các nguồn lực để ứng phó với tình huống khẩn cấp. Các biện pháp chính gồm: Huy động lực lượng, phương tiện và các nguồn lực để cứu hộ, cứu nạn; tổ chức cấp cứu kịp thời người bị nạn; nhanh chóng sơ tán, di dời nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm; bố trí đảm bảo hậu cần cho nhân dân tại nơi sơ tán; tổ chức việc tiếp nhận, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân; huy động các cơ sở khám chữa bệnh tham gia cứu chữa cho người bị nạn.
Ngoài ra, cấp phát miễn phí lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu khác để giúp nhân dân xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh, cung cấp nước sạch, ổn định đời sống nhân dân trong quá trình ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; huy động mọi nguồn lực (bao gồm cả nguồn lực từ Quỹ phòng, chống thiên tai) để xử lý khẩn cấp sự cố công trình phòng chống thiên tai, sự cố công trình xây dựng do thiên tai; các biện pháp cần thiết khác.
Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của các bộ, ngành, địa phương, chủ tịch UBND cấp tỉnh, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo BCĐ quốc gia về phòng chống thiên tai để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ theo thẩm quyền.
HP (nguồn Báo Tin tức)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin