Từ 1/5/2020: Kho bãi ngoài trời tạm giữ xe vi phạm phải có mái che

06:05, 13/05/2020

Theo Nghị định 31/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 115/2013/NĐ-CP về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu, từ 1/5/2020, các kho bãi ngoài trời tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mái che hoặc có các biện pháp phòng, chống mưa, nắng.

Theo Nghị định 31/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 115/2013/NĐ-CP về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu, từ 1/5/2020, các kho bãi ngoài trời tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mái che hoặc có các biện pháp phòng, chống mưa, nắng.

Về điều kiện đối với nơi tạm giữ là nhà, kho, bãi, Nghị định 31/2020/NĐ-CP quy định, những nơi này phải bảo đảm an toàn, an ninh, trật tự; có hàng rào bảo vệ, nội quy ra vào, nội dung bảo vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy; phải khô ráo, thoáng khí. Nếu là ngoài trời thì phải có mái che hoặc có các biện pháp phòng, chống mưa, nắng.

Bên cạnh đó, nơi tạm giữ phương tiện phải có hệ thống thiết bị chiếu sáng; thiết bị phòng cháy, chữa cháy và thiết bị, phương tiện kỹ thuật phù hợp cho việc quản lý, bảo quản từng loại tang vật, phương tiện. 

Về việc bố trí nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ, tịch thu, Nghị định 31/2020/NĐ-CP quy định, nơi tạm giữ tang vật, phương tiện có thể là nơi tạm giữ riêng của một cơ quan hoặc nơi tạm giữ chung của nhiều cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.

Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của địa phương và trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện, chủ tịch UBND tỉnh- thành quyết định xây dựng nơi tạm giữ tang vật, phương tiện chung của nhiều cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm ở địa phương mình với hình thức, quy mô thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu để quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện.

Đối với cơ quan thường xuyên phải tạm giữ tang vật, phương tiện thì UBND tỉnh- thành có trách nhiệm tổ chức xây dựng nơi tạm giữ;

Trường hợp cơ quan tạm giữ tang vật, phương tiện chưa đủ điều kiện để xây dựng nơi tạm giữ hoặc quy mô xây dựng, điều kiện an toàn nơi tạm giữ không đủ, không bảo đảm để quản lý, bảo quản hết tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thì cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện có thể thuê nơi tạm giữ.

Mức thuê, giá thuê theo thỏa thuận và khi thuê nơi tạm giữ phải ký kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự;

Trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện với số lượng ít hoặc tang vật, phương tiện là những vật nhỏ, gọn mà xét thấy không cần thiết phải chuyển đến nơi tạm giữ là nhà, kho, bến, bãi thì người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện có thể quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện đó tại trụ sở cơ quan của mình.

Trong trường hợp này, người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện phải bố trí và giao tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu cho cán bộ trực tiếp quản lý để quản lý, bảo quản.

Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thực hiện việc phân loại từng tang vật, phương tiện và báo cáo người đứng đầu cơ quan được giao trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện để bố trí, sắp xếp và có biện pháp quản lý, bảo quản phù hợp.

Như vậy, so với Nghị định 115/2013/NĐ-CP, Nghị định 31/2020 đã bổ sung thêm hàng loạt yêu cầu đối với nơi tạm giữ phương tiện, tang vật vi phạm ngoài trời nhằm bảo vệ tài sản bị tạm giữ, hạn chế hư hỏng gây lãng phí.

HP (nguồn ANTD.VN)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh