Siết cho vay ngoại tệ theo kiểu ưu đãi tràn lan

05:10, 03/10/2019

Kể từ ngày 1/10, các tổ chức tín dụng sẽ không được cho vay ngoại tệ trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay.

Kể từ ngày 1/10, các tổ chức tín dụng sẽ không được cho vay ngoại tệ trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay.

Đó là quy định trong Thông tư số 42/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN quy định về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú.

Trước đó, các khoản vay ngoại tệ ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay cũng đã chấm dứt kể từ 31/3/2019. 

Như vậy, tín dụng ngoại tệ sẽ chỉ còn cấp cho những mặt hàng thiết yếu quốc gia để thanh toán ra nước ngoài như xăng, dầu…

Đối với tín dụng ngoại tệ phục vụ hỗ trợ xuất khẩu, ngân hàng cũng chỉ cấp tín dụng ngoại tệ trên hợp đồng vay, nhưng ngân hàng giải ngân bằng tiền đồng cho các nhà xuất khẩu thu gom nguyên liệu trong nước sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, sau khi thu ngoại tệ về cam kết bán lại cho ngân hàng đã cho vay ngoại tệ.

Việc siết cho vay bằng ngoại tệ đồng nghĩa các doanh nghiệp nhập khẩu không còn cơ hội tiếp cận vốn giá rẻ. Hiện chênh lệch giữa lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3- 6 %/năm, còn cho vay tiền đồng quanh ngưỡng 6- 9 %/năm đối với ngắn hạn và 9-12 %/năm đối với trung và dài hạn.

HP (nguồn PLO)

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh