Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Ngoài kinh phí quản lý hành chính được ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho các cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, các cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả còn được ngân sách nhà nước bố trí thêm kinh phí hỗ trợ hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Kinh phí hỗ trợ cũng được sử dụng để chi các khoản chi đặc thù chưa có trong dự toán chi thường xuyên.
Cụ thể, chi bồi dưỡng trong thời gian điều trị cho cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị tai nạn, bị thương và gia đình cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị chết trong quá trình điều tra bắt giữ; chi tiền viện phí trong trường hợp không thuộc hoặc vượt phạm vi thanh toán của quỹ BHYT hoặc được quỹ BHYT thanh toán một phần.
Chi bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia điều tra, mật phục, truy bắt, kiểm tra, kiểm soát đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong thời gian trực tiếp tham gia trên địa bàn xảy ra vụ việc. Mức bồi dưỡng 100.000 đ/người/ngày.
Mức chi mua tin của mỗi vụ việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả không quá 10% của số tiền xử phạt và tiền bán tài sản tịch thu (nếu có) và tối đa không quá 100 triệu đồng đối với các vụ việc mà số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền bán tài sản tịch thu có giá trị dưới 5 tỷ đồng.
Mức chi mua tin của mỗi vụ việc không quá 10% của số tiền xử phạt và tiền bán tài sản tịch thu (nếu có) và tối đa không quá 200 triệu đồng đối với các vụ việc mà số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền bán tài sản tịch thu có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên.
Trường hợp tài sản bị tịch thu được xử lý theo hình thức tiêu hủy hoặc chuyển giao thì chi phí mua tin của mỗi vụ việc không quá 10% của số tiền xử phạt và giá trị tài sản tịch thu và tối đa không quá 100 triệu đồng.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ 26/6.
HP (nguồn SGGPO)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin