Chính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2016/NĐ-CP quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm (BH) thất nghiệp của cơ quan BHXH.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2016/NĐ-CP quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm (BH) thất nghiệp của cơ quan BHXH.
Quy định trên nhằm giảm tình trạng nhức nhối về trốn đóng, nợ đóng BHXH thời gian qua.
2 cấp thực hiện thanh tra chuyên ngành
Nghị định quy định, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp gồm: BHXH Việt Nam và BHXH cấp tỉnh.
Nguyên tắc hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật; bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra;
không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan BHXH; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Nghị định cũng quy định quyền hạn của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH cấp tỉnh trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Theo quy định tại Nghị định, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, thuộc chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được giao. Am hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nắm vững các quy định về chuyên môn, quy tắc quản lý liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nơi công tác. Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Có ít nhất 1 năm làm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp (không kể thời gian tập sự).
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp được cấp trang phục và thẻ thanh tra chuyên ngành theo quy định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam; được hưởng chế độ bồi dưỡng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật; được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành...
Thanh tra chuyên ngành tập trung vào 3 nội dung
Nội dung thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp gồm: Thanh tra về đối tượng đóng; mức đóng; phương thức đóng.
Đoàn thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp có Trưởng đoàn và thành viên Đoàn thanh tra (trường hợp cần thiết có Phó đoàn thanh tra); trong đó có ít nhất một thành viên là người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53 của Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được giao.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định thành lập có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3, Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp do Giám đốc BHXH cấp tỉnh quyết định thành lập có thẩm quyền kiến nghị Giám đốc BHXH cấp tỉnh, hoặc người có thẩm quyền, xử lý hành vi phạm pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2016.
Theo cơ quan BHXH Việt Nam, số nợ BHXH tới cuối năm 2015 là 7.567 tỷ đồng, trong đó 103.000 doanh nghiệp nợ 5.300 tỷ đồng. Các doanh nghiệp nợ BHXH đang sử dụng khoảng 2,7 triệu lao động. Trong 7.567 tỷ đồng nợ trên, tính riêng số nợ BHXH là 5.692 tỷ đồng, BHYT là 1.560 tỷ đồng, BH thất nghiệp là 315 tỷ đồng.
|
Theo SK&ĐS
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin