Dân vận khéo phải gắn với nhiệm vụ chuyên môn

01:08, 24/08/2017

Hội thảo chuyên đề về công tác dân vận gắn với phong trào thi đua "Dân vận khéo" vừa được Đảng ủy Khối Các cơ quan tổ chức mới đây cho thấy, khi thực hiện tốt phong trào này, không chỉ giúp cán bộ, đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn mà còn góp phần phát huy sức mạnh trong nội bộ Đảng và xây dựng Đảng vững mạnh.

Hội thảo chuyên đề về công tác dân vận gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo” vừa được Đảng ủy Khối Các cơ quan tổ chức mới đây cho thấy, khi thực hiện tốt phong trào này, không chỉ giúp cán bộ, đảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn mà còn góp phần phát huy sức mạnh trong nội bộ Đảng và xây dựng Đảng vững mạnh.

Nhiều công trình thủy lợi, giao thông được người dân đồng thuận hiến đất, hiến nhà… nhờ “Dân vận khéo”.
Nhiều công trình thủy lợi, giao thông được người dân đồng thuận hiến đất, hiến nhà… nhờ “Dân vận khéo”.

Dân vận phải gắn chuyên môn

Xác định phong trào thi đua “Dân vận khéo” là quan trọng, thời gian qua, Kho bạc Nhà nước tỉnh Vĩnh Long đã liên tục tổ chức triển khai và phát động cho tập thể, cán bộ, đảng viên và quần chúng đăng ký.

Để tổ chức tốt phong trào này, Đảng ủy phân công đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy trực tiếp phụ trách và đảm nhận nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo các chi bộ, các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc.

Theo ông Nguyễn Phước Lộc- Phó Bí thư Đảng ủy Kho bạc Nhà nước tỉnh Vĩnh Long, việc phân công này đã tạo được nhiều thuận lợi, nhất là việc tham mưu giúp cấp ủy và chính quyền xây dựng kế hoạch thực hiện, hướng dẫn nội dung đăng ký, đồng thời định hướng những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung đăng ký và xây dựng các mô hình.

Trong giai đoạn 2015- 2017, hàng năm, 100% tập thể và cá nhân ở Kho bạc đều tham gia đăng ký. Kết quả, đã xuất hiện nhiều điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu như thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, cải cách hành chính ở các cơ quan đơn vị;

ứng xử giao tiếp trong quan hệ giao dịch; giải quyết tốt những vấn đề bức xúc trong cơ quan cũng như quần chúng nhân dân…

Cũng theo ông Nguyễn Phước Lộc, hàng năm đơn vị đều tổ chức biểu dương khen thưởng nghiêm túc. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa về mặt phong trào, còn đánh dấu và thể hiện một bước thành công trong công tác xây dựng Đảng và chính quyền tại cơ quan.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rằng, phương pháp công tác dân vận có 3 việc quan trọng để thực hiện, đó là: tuyên truyền cho dân, gương mẫu trước dân và quan tâm giải quyết lợi ích của dân.

Quán triệt tinh thần đó, thời gian qua, Đảng ủy Sở Nông nghiệp- PTNT triển khai thực hiện với nhiều cách làm hay, sáng tạo và mang lại hiệu quả thiết thực.

Ông Nguyễn Văn Liêm- Phó Bí thư Đảng ủy Sở Nông nghiệp- PTNT- cho biết, ngoài việc xây dựng kế hoạch làm việc cụ thể, hàng năm Đảng ủy còn định hướng nội dung, phương hướng cho hoạt động này. Đặc thù của ngành là có nhiều dự án, công trình liên quan đến dân nên việc đăng ký thi đua “Dân vận khéo” cũng hướng đến tiêu chí này.

Kết quả, các đơn vị trực thuộc trong ngành đã đăng ký nhiều mô hình như vận động người dân “Phá vườn tạp trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao”;

“Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây màu xuống ruộng”; thực hiện các mô hình sản xuất khuyến nông có hiệu quả kinh tế cao; vận động người dân hiến đất, thỏa thuận trong đền bù để giải phóng mặt bằng trong xây dựng các công trình thủy lợi; vận động dân “chung sức xây dựng nông thôn mới”…

Do quan tâm nắm bắt diễn biến tâm lý, tư tưởng của quần chúng nhân dân, giải quyết kịp thời, thỏa đáng những vấn đề bức xúc nảy sinh từ thực tiễn nên hiệu quả các dự án, công trình tốt hơn trước rất nhiều.

Ông Nguyễn Văn Liêm cho biết thêm, do “khéo vận động” nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật- công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới... đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Tính đến nay, đã có nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, mối quan hệ giữa các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp với chính quyền địa phương và nông dân được củng cố vững chắc.

Hơn thế nữa, điều này giúp người dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào hướng dẫn của ngành chuyên môn.

Để làm tốt “Dân vận khéo”

Xuất phát từ thực tế của đơn vị, thời gian qua, Chi bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh xác định công tác vận động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế gia đình là khâu đột phá trong suốt nhiệm kỳ.

Lấy phương châm “hướng về cơ sở”, Chi ủy phối hợp với lãnh đạo đơn vị triển khai nhiều giải pháp, vận động nguồn lực xây dựng nhiều mô hình “Dân vận khéo” hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với nhiều cách làm sáng tạo thông qua phong trào thi đua “Dân vận khéo”, các cấp hội đã triển khai nhiều hình thức vận động, thành lập đa dạng các mô hình hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế như: mô hình nuôi heo đất tiết kiệm giúp phụ nữ nghèo, tổ góp vốn xoay vòng, tổ hùn vốn/hùn vàng xây nhà kiên cố, xây nhà vệ sinh;

vận động nhiều hội viên khá giúp hội viên, phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn về vốn, cây con giống, ngày công lao động...

Đồng thời, tranh thủ khai thác nhiều nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn vay ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội... giúp chị em có vốn buôn bán, chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Bà Lý Thị Kịp- Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh- cho biết, tổng nguồn vốn huy động từ năm 2015- 2017 ước trên 462,5 tỷ đồng, giúp 94.302 lượt hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế.

Kết quả, từ năm 2015 đến nay, có 3.978 hộ có phụ nữ thoát nghèo, trong đó có 1.289 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo.

Qua cách làm và những mô hình của các đơn vị trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã khẳng định tính hiệu quả của nó.

Tuy nhiên, ở một số cơ quan, đơn vị việc thực hiện phong trào này có lúc, có nơi chưa kịp thời, nội dung còn chung chung, chưa gắn với nhiệm vụ chuyên môn, chưa giải quyết được những tồn tại, khó khăn của năm trước.

Do vậy, để công tác này ngày càng có hiệu quả, các đơn vị tham gia hội thảo đề xuất, thời gian tới việc đăng ký thực hiện “Dân vận khéo” cần phải bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị, nhất là những vấn đề khó.

Ngoài ra, việc xây dựng mô hình, điển hình phải có tiêu chí đánh giá cụ thể theo phương châm khéo chọn việc, khéo tuyên truyền, khéo tổ chức thực hiện…

Song song đó, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, quan tâm sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng những mô hình, điển hình mang lại hiệu quả thiết thực phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị.

Theo Ban Dân vận Tỉnh ủy, các điển hình, mô hình “Dân vận khéo” được hình thành từ các phong trào thi đua, các cuộc vận động hoặc là những kinh nghiệm hay, hiệu quả, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Để xây dựng thực hiện một điển hình, mô hình “Dân vận khéo”, cần tiến hành thực hiện theo quy trình 6 bước, gồm: bước 1 là tổ chức phát động; bước 2 lựa chọn nội dung đăng ký xây dựng điển hình, mô hình phù hợp; bước 3 báo cáo cấp ủy đảng, BCĐ cơ quan, đơn vị để định hướng xây dựng điển hình, mô hình và tiến hành triển khai thực hiện; bước 4 kiểm tra hoạt động của mô hình, điển hình; bước 5 thẩm định công nhận mô hình “Dân vận khéo”; bước 6 tiến hành tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình, điển hình.

Bài, ảnh: BÙI THANH

[links()]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh