Thời gian qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo người cao tuổi. Bước vào nhiệm kỳ mới, tôi kiến nghị cần xem xét một số vấn đề để chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho người cao tuổi.
Ông Nguyễn Minh Thanh- Chủ tịch Hội Người cao tuổi huyện Long Hồ
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo người cao tuổi. Bước vào nhiệm kỳ mới, tôi kiến nghị cần xem xét một số vấn đề để chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho người cao tuổi.
Hiện, mức trợ cấp cho người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên là 180.000 đ/tháng; còn mức trợ cấp người cao tuổi từ 60- 79 tuổi thuộc diện đặc biệt khó khăn, cô đơn, không người nuôi dưỡng, bệnh tật,... là 270.000 đ/tháng và 360.000 đồng/tháng; trong khi phần lớn người cao tuổi không có thu nhập, sống phụ thuộc vào con cháu; tôi đề nghị nên xem xét nâng mức hỗ trợ lên để giúp người cao tuổi cải thiện đời sống.
Đồng thời, nâng mức kinh phí mừng thọ cho người cao tuổi ở độ tuổi 70- 75- 80- 85 tuổi lên 200.000 đ/người thay vì 100.000 đ/người như hiện nay; hạ số tuổi hưởng trợ cấp người cao tuổi từ 80 tuổi xuống còn 75 tuổi.
Về chế độ chính sách, biên chế, tổ chức cán bộ hội người cao tuổi. Trước đây, cấp huyện có 3 biên chế: chủ tịch, phó chủ tịch và thư ký. Cấp xã có chủ tịch và phó chủ tịch. Từ năm 2014 đến nay, cấp huyện không còn thư ký, cấp xã không còn phó chủ tịch. Hiện, dân số nước ta đang có xu hướng già hóa dân số. Đơn cử như huyện Long Hồ có 18.544 người cao tuổi; trong đó có hơn 17.000 hội viên. Trong khi số lượng công việc của hội rất đa đoan, bên cạnh các hoạt động chăm sóc, thăm bệnh, điếu tang, còn có các phong trào “Tuổi cao gương sáng”, vận động chăm sóc sức khỏe, khám mổ mắt, rồi còn các phong trào địa phương luôn gắn với người cao tuổi. Hiện, ở cơ sở chỉ có một chủ tịch, phải làm việc gấp đôi, hầu hết đều không thể đảm đương nổi.
XUÂN TƯƠI (ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin