Được hình thành từ kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước, đến nay 847/847 ấp- khóm đã thành lập tổ dân vận. Theo đánh giá ban đầu của Ban Dân vận Tỉnh ủy, việc các địa phương hình thành tổ dân vận ấp- khóm đã góp phần làm tăng cường mối quan hệ trực tiếp giữa Đảng với dân và kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu
Được hình thành từ kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước, đến nay 847/847 ấp- khóm đã thành lập tổ dân vận. Theo đánh giá ban đầu của Ban Dân vận Tỉnh ủy, việc các địa phương hình thành tổ dân vận ấp- khóm đã góp phần làm tăng cường mối quan hệ trực tiếp giữa Đảng với dân và kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
Tổ dân vận ấp- khóm có thể xem là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với dân.
Cầu nối trực tiếp giữa Đảng với dân
Theo Ban Dân vận Tỉnh ủy, sau khi được thành lập, tổ dân vận ấp- khóm hoạt động theo quyết định của Ban Thường vụ cấp ủy cơ sở.
Nhìn chung, phương thức hoạt động của tổ dân vận ấp- khóm hoạt động giống như ban dân vận cấp trên trực tiếp là tham mưu cho chi bộ và vận động quần chúng nhân dân, tổ chức các phong trào hành động của nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng gắn với nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Trong số 8 huyện- thị- thành phố thì huyện Vũng Liêm là địa phương hình thành mô hình này sớm nhất (năm 2001). Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Vũng Liêm Nguyễn Văn Tốt cho biết: “Hoạt động của tổ dân vận ấp- khóm thời gian qua đã góp phần rất quan trọng cho các phong trào hành động cách mạng ở địa phương.
Rõ nét nhất là cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và gần đây là phong trào xây dựng nông thôn mới. Trong số các nhóm nhiệm vụ thì việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân và tuyên truyền vận động nhân dân là rất hiệu quả. Bởi vì, do có thể trực tiếp làm việc với dân nên có thể tuyên truyền mọi lúc, mọi nơi và bằng nhiều phương pháp: đi ruộng, đi đám tiệc…”
Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Vĩnh Long Huỳnh Văn Tòng cho biết:
“Từ khi tổ dân vận ấp- khóm đi vào hoạt động đã tạo nên sự chuyển biến lớn trong nhận thức của nhân dân và cấp ủy cũng nắm được tình hình địa bàn rất kịp thời. Qua khảo sát của thành phố, quần chúng nhân dân tự nguyện tham gia vào các tổ chức hội ngày càng nhiều, qua đó giúp cho MTTQ và các đoàn thể xây dựng nhiều mô hình giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế gia đình”.
Đặc biệt, thời gian qua tổ dân vận ấp- khóm đã phối hợp tốt với các đoàn thể chính trị- xã hội vận động người dân hưởng ứng tốt đối với các công trình, dự án của Nhà nước; vấn đề giải tỏa bồi hoàn hay trong việc giải quyết những thắc mắc, khiếu nại, tố cáo, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
Trưởng Ban Dân vận Thị ủy Bình Minh Bùi Văn Chiến cho rằng: “Việc hình thành tổ dân vận ấp- khóm có thể ví như là một tổ chức cách mạng gần dân nhất.
Đây là lực lượng nòng cốt dễ dàng nắm bắt tâm tư, tình cảm người dân cũng như tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng tham gia các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Hiệu quả trước mắt ở TX Bình Minh là người dân tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, huy động nội lực từ nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới…
Mô hình nào?
Hình thành mô hình này từ năm 2006, tính đến nay, TX Bình Minh là địa phương đầu tiên và duy nhất của tỉnh xây dựng quy chế hoạt động cho tổ dân vận ấp- khóm (do khối vận xã- phường quy định).
Nói như thế, có nghĩa là mặc dù mô hình thành lập khá sớm nhưng do Tỉnh ủy chưa có chủ trương nên mỗi nơi hoạt động một kiểu tùy theo yêu cầu và nhiệm vụ của cấp ủy đó
quy định.
Hiện nay, thành phần của tổ dân vận ấp- khóm thì không thống nhất, có tổ do bí thư hoặc phó bí thư hoặc do trưởng ban công tác mặt trận làm tổ trưởng, có tổ thì có phân công tổ phó, có tổ thì không. Về số lượng tổ cũng không giống nhau, nơi ít nhất là 3 thành viên, nơi nhiều nhất tới 13 thành viên. Hình thức sinh hoạt trong toàn tỉnh cũng không thống nhất, không cố định thời gian họp lệ, khi cần thì triệu tập họp triển khai nhiệm vụ.
Mô hình chiếm đa số hiện nay của tổ dân vận ấp- khóm được đánh giá có thể hoạt động tốt gồm có chi hội trưởng các đoàn thể: nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên, cựu chiến binh… do bí thư chi bộ kiêm trưởng ấp làm tổ trưởng.
Tại hội thảo chuyên đề về tổ chức và hoạt động của tổ dân vận ấp- khóm mới đây, đa số đại biểu đều thống nhất nên có chủ trương thành lập tổ dân vận ấp- khóm để thống nhất hình thức hoạt động chung trong toàn tỉnh.
Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng cần phải quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ. Ông Ngô Ngọc Bỉnh- nguyên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy cho rằng: “Cái thiếu và yếu nhất ở ấp- khóm là chất lượng hoạt động và năng lực của cán bộ. Không phải mọi nơi được thành lập là hoạt động tốt hết, do đó cần phải tính tới chuyện tập huấn để nâng cao trình độ, nhận thức và các kỹ năng làm công tác dân vận”.
Có đại biểu cho rằng, mô hình của tổ dân vận ấp- khóm trùng với chức năng của mặt trận, do vậy nếu thành lập chỉ nên giao bí thư chi bộ, trưởng ấp làm tổ trưởng, các thành phần còn lại là cán bộ về hưu, những người có uy tín có thể tập hợp, vận động người dân… để cùng giúp sức với địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Đến dự và cho ý kiến tại buổi hội thảo, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà- Phó Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy tiếp tục nghiên cứu và xây dựng đề án về việc thành lập tổ dân vận ấp- khóm.
Trong đó, cần ghi nhận thêm ý kiến từ cơ sở, đề án phải giải quyết được vấn đề cơ bản đang đặt ra về cơ cấu tổ chức, hình thức hoạt động, kinh phí, chế độ chính sách… để trình Tỉnh ủy xem xét vào cuối năm 2014. Ngoài ra, tổ dân vận ấp- khóm có thể xem là cơ quan tham mưu của Đảng, do đó việc bố trí người ngoài Đảng phụ trách là không phù hợp và cần khắc phục ngay tình trạng này.
Bài, ảnh: THANH TÂM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin