Thực hiện chủ trương xây dựng nguồn cán bộ chủ chốt cơ sở thông qua kết nạp các quần chúng ưu tú vào Đảng và sau đó tham gia nhập ngũ đã được các địa phương trong tỉnh thực hiện. Tuy nhiên, sau thời gian phục vụ trong quân ngũ, khi trở về địa phương thì việc bố trí sắp xếp cũng như giúp cho đảng viên bám trụ ở cơ sở hiện đang gặp nhiều khó khăn.
>> Kỳ 1: Cạn “nguồn” ở ấp- khóm
Nghị định 92 mỗi chức danh chỉ có một người. Và công việc như guồng máy không thể “chờ” được.
Thực hiện chủ trương xây dựng nguồn cán bộ chủ chốt cơ sở thông qua kết nạp các quần chúng ưu tú vào Đảng và sau đó tham gia nhập ngũ đã được các địa phương trong tỉnh thực hiện. Tuy nhiên, sau thời gian phục vụ trong quân ngũ, khi trở về địa phương thì việc bố trí sắp xếp cũng như giúp cho đảng viên bám trụ ở cơ sở hiện đang gặp nhiều khó khăn.
Không có chỗ bố trí
Việc vận động, bố trí sắp xếp đảng viên là bộ đội xuất ngũ làm việc tại địa phương đang gặp khó. Đây cũng là vấn đề chưa có hướng giải quyết rốt ráo từ nhiều năm qua.
Đồng chí Trần Phước Hưởng- Bí thư Đảng ủy xã Đông Thành (TX Bình Minh) cho biết: “Đa số các bộ phận đều đủ người và các đồng chí này thường thiếu chuyên môn nghiệp vụ nên cũng khó bố trí. Nếu bố trí thì phần đông về ấp mà thôi”.
Trưởng Ban Tổ chức TX Bình Minh Phạm Minh Hoàng thừa nhận: “Tỷ lệ có việc sau khi xuất ngũ ở địa phương cũng không cao. Không có chỗ để bố trí vì theo Nghị định 92, mỗi chức danh chỉ có một người”. Một đồng chí lãnh đạo địa phương than: Bố trí vào xã thì thấp gì cũng phải “3 trung”, nếu không có thì cũng không biết bố trí vào đâu”.
Năm 2012, Đảng bộ huyện Bình Minh (nay là TX Bình Minh) có 6 trường hợp bộ đội sau khi xuất ngũ xóa tên và xin ra khỏi Đảng. Năm 2013 “giảm lắm rồi” nhưng cũng có 4 trường hợp.
Đối với Đảng bộ huyện Trà Ôn, năm 2013 có 38 trường hợp xóa tên, xin ra khỏi Đảng, trong đó có 6 trường hợp bộ đội xuất ngũ. Tam Bình là đơn vị nhiều năm liền làm tốt công tác phát triển Đảng trong bộ đội xuất ngũ bao nhiêu thì lại “vất vả” tìm cách giữ chân họ lại bấy nhiêu.
“Vẫn chưa có cách nào giải quyết. Thường ở những nơi các đồng chí này đến làm việc không có tổ chức Đảng nên cũng không thể chuyển đến được. Cuối cùng chỉ còn cách chấp thuận cho họ miễn sinh hoạt Đảng có thời hạn. Chỉ tính riêng trong năm 2013, toàn huyện xóa tên và cho ra khỏi Đảng 25 đảng viên, trong đó có 11 trường hợp là bộ đội xuất ngũ”- đồng chí Nguyễn Quốc Thái- Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Tam Bình cho biết.
Khó bám trụ do… phụ cấp thấp
Anh Phạm Thái Sơn (ấp Phước Bình A, xã Phú Quới- Long Hồ) sau hơn năm phục vụ quân ngũ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và trở về địa phương công tác với mức phụ cấp hơn 700.000 đ/tháng.
Từ cuối năm 2013, do được hưởng phụ cấp của xã đặc thù nên lương anh hiện trên 2 triệu đồng/tháng. Anh chia sẻ: “Làm việc thì phải nhiệt tình nhưng vẫn phải đảm bảo cuộc sống, vì tôi còn vợ, con. Việc Nhà nước tăng phụ cấp trong năm qua giúp cho đời sống gia đình tôi đỡ vất vả hơn”.
Có thể nói đây là một trong số đảng viên sau khi xuất ngũ về bám trụ được với địa phương, còn phần đông khi được bố trí về ấp thì ở lại… không lâu.
Trường hợp đảng viên trẻ Thái Hùng Khang (xã Quới Thiện- Vũng Liêm) là một điển hình. Khi chuyển Đảng về địa phương, anh xin phép chi bộ cho đi học nghề và được chấp thuận. Xuất ngũ tháng 8/2013, tính đến nay Khang về họp chi bộ được 2 lần, còn các lần khác phải xin “gia hạn” do vướng lịch học.
Khang cho biết: “Gia đình chưa phải thuộc hộ nghèo nhưng trong diện khó khăn. Nếu làm ở ấp lương vài trăm ngàn một tháng thì chắc tôi không thể làm được. Dự định sau khi hoàn thành khóa học, tôi xin đi tìm việc làm ở bên ngoài và phải tiếp tục xin phép miễn sinh hoạt”.
Đồng chí Nguyễn Văn Dúi- Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Quới Thiện cho biết:
“Khi xuất ngũ, chính quyền có đến vận động nhưng bố trí được một thời gian là họ xin nghỉ để đi làm ăn. Liên hệ, các đồng chí này vẫn muốn sinh hoạt Đảng nhưng do không thể nghỉ làm ở công ty nên xin miễn sinh hoạt Đảng có thời hạn. Tới đây, nếu các đồng chí này không thể sắp xếp được công việc và không thể tham gia sinh hoạt được, chúng tôi xin ý kiến và giải quyết theo quy định”.
Đây không phải là cá biệt mà khá phổ biến ở các chi- đảng bộ cơ sở hiện nay.
“18 tháng tôi luyện trong quân đội, thời gian không dài nhưng cũng đã rèn luyện cho các em này nhận thức cũng như ý chí rất cao. Với sức trẻ như vậy nên khi phân công về ấp, phụ cấp chỉ 500.000- 1.000.000đ. Thú thật với số tiền này lo cho bản thân còn vất vả chứ đừng nói chi lo cho gia đình, vợ con nên cuối cùng xin đi làm ăn và được một thời gian cũng xin ra khỏi Đảng”. Một đồng chí trưởng ban tổ chức của một địa phương trăn trở.
Năm 2012, Đảng bộ huyện Bình Minh (nay là TX Bình Minh) có 6 trường hợp bộ đội sau khi xuất ngũ xóa tên và xin ra khỏi Đảng. Năm 2013 “giảm lắm rồi” nhưng cũng có 4 trường hợp. Đối với Đảng bộ huyện Trà Ôn, năm 2013 có 38 trường hợp xóa tên, xin ra khỏi Đảng, trong đó có 6 trường hợp bộ đội xuất ngũ. Tam Bình là đơn vị nhiều năm liền làm tốt công tác phát triển Đảng trong bộ đội xuất ngũ bao nhiêu thì lại “vất vả” tìm cách giữ chân họ lại bấy nhiêu. |
Kỳ cuối: “Bài toán nan giải ”
Bài, ảnh: DUY UYÊN- THANH TÂM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin