Kỳ cuối: Khi ý Đảng, lòng dân đồng thuận

07:08, 16/08/2013

Với quan điểm, phát triển nông nghiệp (NN) toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn (NT); từng bước xây dựng nông thôn mới (NTM) có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại, Đảng bộ Vĩnh Long rút kinh nghiệm và hoạch định mục tiêu phát triển đến năm 2020.

>> Kỳ 1: Quán triệt sâu rộng, chuyển biến tích cực


Bưởi Năm Roi của nông dân Bình Minh có tiếng ở thị trường trong nước và đã “xuất ngoại”.Ảnh: VINH HIỂN

Với quan điểm, phát triển nông nghiệp (NN) toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn (NT); từng bước xây dựng nông thôn mới (NTM) có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại, Đảng bộ Vĩnh Long rút kinh nghiệm và hoạch định mục tiêu phát triển đến năm 2020.

Hạn chế và bài học kinh nghiệm bước đầu

Những con số nêu ở bài kỳ trước đã thể hiện sự thay đổi rõ nét bộ mặt NT Vĩnh Long. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW NT Vĩnh Long vẫn còn những hạn chế yếu kém: kết cấu hạ tầng NT chưa đồng bộ, hầu hết các xã đạt tiêu chí NTM còn khá thấp.

Việc thu hút cải thiện môi trường đầu tư vào NN, NT còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển một nền NN toàn diện theo hướng hiện đại như yêu cầu của nghị quyết; chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu; nguồn lực ngân sách và nguồn huy động xây dựng NTM rất hạn chế, huy động sức dân chủ yếu là hiến đất, hiến ngày công nên tiến độ thực hiện gặp nhiều khó khăn.

Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân. Về khách quan, Vĩnh Long là tỉnh NN chiếm tỷ trọng cao, xuất phát điểm thấp; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa có nhiều doanh nghiệp mạnh, thu nhập của người dân hầu hết mức trung bình thấp; khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi xảy ra thường xuyên đã ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển sản xuất NN và tác động đến đời sống, thu nhập làm cho đời sống của nông dân (ND) thiếu ổn định, nguy cơ tái nghèo cao.

Về chủ quan, việc triển khai thực hiện các chương trình, đề án về NN, ND, NT chưa thực sự quyết liệt; vai trò chủ thể của ND chưa nổi rõ; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa đồng bộ, còn lúng túng và chưa mạnh dạn đề xuất hoặc ban hành chính sách ưu đãi, thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực NN, NT; một bộ phận ND còn trông chờ, ỷ lại, coi việc thực hiện nghị quyết chủ yếu là dựa vào Nhà nước, nhờ Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho ND.

Bước đầu có 4 bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, NN , ND , NT là một chương trình vận động rộng lớn của toàn xã hội thực hiện. Vì vậy, phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của toàn dân. Trong đó, thường trực cấp ủy các cấp trực tiếp tập trung chỉ đạo, sát thực tế mới có khả năng huy động mọi nguồn lực đầu tư.

Thứ hai, nhất quán giữa nhận thức và hành động, xem đây là trách nhiệm của Đảng– Nhà nước đối với ND là lực lượng nền tảng của cách mạng. Từ đó, đầu tư nguồn lực mạnh. Từ ngân sách, từ các doanh nghiệp vào lĩnh vực NN và địa bàn NT để tạo động lực và sự đồng thuận để huy động nhiều nguồn lực cho NN , ND , NT.

Thứ ba, thực hiện xây dựng NTM phải nhằm đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân. Muốn vậy, phải ưu tiên tập trung đầu tư phát triển sản xuất, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng năng suất và chất lượng cao; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng có hiệu quả thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất. Khi nâng cao được đời sống, thu nhập, người dân sẽ có điều kiện tham gia các cuộc vận động thực hiện các tiêu chí NTM khác.

Thứ tư, nắm chắc tình hình, chỉ đạo sâu sát, chú trọng thường xuyên công tác kiểm tra uốn nắn những sai phạm nảy sinh, kịp thời sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành. Biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong việc thực hiện nghị quyết. Khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Tiếp tục thực hiện nghị quyết

Với quan điểm, phát triển NN toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân NT; từng bước xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại, Đảng bộ Vĩnh Long đã hoạch định mục tiêu phát triển đến năm 2020 là:

Tăng trưởng giá trị sản xuất nông- lâm- thủy sản đạt bình quân 3- 4%/năm trong giai đoạn 2014- 2015 và đạt 3– 3,5%/năm giai đoạn 2015– 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đến năm 2015 còn dưới 5% và giai đoạn 2015– 2020 còn dưới 3%; thu nhập bình quân đầu người khu vực NT đến năm 2015 đạt 26 triệu đồng/người/năm (trong đó 22 xã NTM đạt 29 triệu đồng/người/năm), năm 2020, đạt 44 triệu đồng/người/năm; tập trung chỉ đạo, ưu tiên vốn đầu tư cho các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa để đến năm 2014 có 9 xã đạt chuẩn xã NTM; cuối năm 2015 có thêm 13 xã đạt, các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên, đến năm 2020 có 52/89 xã đạt chuẩn xã NTM. Để đạt các mục tiêu trên, cả hệ thống chính trị tỉnh và người dân cùng thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức và tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, Chương trình hành động của Tỉnh ủy, Đề án UBND tỉnh về phát triển NN, ND, NT gắn với các tiêu chí xây dựng xã NTM. Triển khai hiệu quả phong trào thi đua trong toàn tỉnh, nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Vĩnh Long chung sức xây dựng NTM”. Định kỳ sơ, tổng kết và khen thưởng những tập thể và cá nhân thực hiện tốt công tác xây dựng NTM.

Hai là, để NN Vĩnh Long phát triển bền vững, tỉnh chủ động xây dựng đề án cơ cấu lại ngành NN dựa trên các thế mạnh và sản phẩm chủ lực đồng thời phát huy mô hình sản xuất lớn, hợp tác, liên kết, ứng dụng mạnh mẽ hơn khoa học– công nghệ và nâng cao ý thức chủ thể của ND, trước mắt, tập trung nguồn lực đầu tư cho NN, ND, NT nhất là huy động các nguồn lực từ Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

Ba là, triển khai có hiệu quả các chính sách của Trung ương và địa phương. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết các loại hình kinh tế hợp tác; đẩy mạnh liên kết giữa ND với các thành phần kinh tế khác trong chuỗi giá trị nông sản. Có cơ chế thống nhất, hợp lý trong bồi hoàn giải tỏa mặt bằng để thi công các công trình theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” hoặc “Dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình đã có nguồn vốn bảo đảm.

Bốn là, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học hướng về NN và NT. Ưu tiên hỗ trợ thực hiện việc ứng dụng khoa học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Phát huy và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với hoạt động khoa học- công nghệ; tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đổi mới tổ chức, quản lý và đầu tư phát triển tiềm lực khoa học– công nghệ; thực hiện các cơ chế, chính sách về đào tạo, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức khoa học công nghệ.

Năm là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho lao động NT; hoàn thiện chính sách, tăng cường hỗ trợ và đa dạng các nội dung hỗ trợ đào tạo nghề, giúp cho người dân có điều kiện, cơ hội lựa chọn nghề nghiệp, phát huy hiệu quả lao động tại chỗ. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hệ thống dạy nghề lao động NT và công nhân có tay nghề tại các doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp cho lao động trẻ ở NT đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Sáu là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Thực hiện việc trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm về NN và phát triển NT với các đơn vị hợp tác trong và ngoài nước; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, nhất là trên các lĩnh vực sản xuất NN; ứng phó biến đổi khí hậu; kiểm soát dịch bệnh, thú y; thủy lợi và phát triển NT… Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất. Thí điểm một số mô hình hợp tác sản xuất và tiêu thụ giữa ND và doanh nghiệp thông qua Nhà nước nhằm hỗ trợ tích cực cho ND về vốn và kỹ thuật để đẩy mạnh sản xuất nông sản sạch.

ĐẶNG THỊ NGỌC THỊNH

(Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh