Nghị quyết 26-NQ/TW đã khẳng định “Phát triển nông nghiệp (NN), nông thôn (NT), nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân (ND) là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định chính trị- xã hội, sự phát triển hài hòa và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Nghị quyết 26-NQ/TW đã khẳng định “Phát triển nông nghiệp (NN), nông thôn (NT), nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân (ND) là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở để đảm bảo ổn định chính trị- xã hội, sự phát triển hài hòa và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Sau 5 năm thực hiện, bước đầu bộ mặt NT Vĩnh Long có nhiều thay đổi. Tiếp tục thực hiện nghị quyết là cơ sở để xây dựng thành tỉnh “trung bình khá” của khu vực ĐBSCL trong tương lai gần.
Nông dân Bình Tân ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất rau màu, nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một diện tích. Ảnh: HUỲNH THANH THIỆN
Quán triệt sâu rộng, triển khai đồng bộ
Để sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống, Tỉnh ủy Vĩnh Long đã cụ thể hóa bằng Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 4/11/2008 về “Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của BCH Trung ương về
Bước triển khai thực hiện đầu tiên, tỉnh tập trung lãnh- chỉ đạo tổ chức tốt hoạt động tuyên truyền để phổ biến các chủ trương, chính sách về NN, ND, NT của Đảng.
Tính đến nay, đã tổ chức được 64.842 hội nghị chuyên đề, 46 lớp tập huấn cho trên 700.000 lượt cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các cơ quan truyền thông đều xây dựng chuyên mục riêng tuyên truyền về NN và xây dựng nông thôn mới (NTM).
Cùng cả nước, tỉnh phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với cuộc thi đua “Vĩnh Long chung sức xây dựng NTM” và được triển khai sâu rộng.
Riêng về xây dựng NTM, tỉnh đã chọn 22 xã làm điểm để đầu tư đến năm 2015 đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí quốc gia. BCĐ xây dựng NTM mỗi cấp do bí thư các cấp ủy trực tiếp làm trưởng ban, phân công cả hệ thống chính trị cùng tham gia.
Đồng thời tỉnh thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình, tiến độ triển khai xây dựng NTM đến tận cơ sở. Đến nay các cấp, các ngành đã ban hành hơn 300 văn bản các loại để tổ chức và hướng dẫn thực hiện nghị quyết.
Chuyển biến tích cực
Sau 5 năm thực hiện nghị quyết, bước đầu Vĩnh Long đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Cụ thể: Tỉnh đã thực hiện quy hoạch phát triển NN; phát triển thủy sản đến năm 2020; đầu tư hệ thống thủy lợi và cấp nước sạch NT đến năm 2020...
Ngành NN đã phối hợp với các địa phương và các ngành quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa số lượng lớn, tập trung; cung ứng con giống tốt, tạo điều kiện cho ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật- nhất là trong phòng trị bệnh trên cây trồng và vật nuôi.
Về cây trồng, đã hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao cho xuất khẩu, các mô hình “cánh đồng mẫu lớn” có tổng diện tích trên 3.000ha, sản lượng lúa đã đạt từ 800.000 tấn (2008) lên 1.100.000 tấn.
Nuôi trồng thủy sản cũng được đầu tư thích đáng qua triển khai các dự án hạ tầng thủy lợi tập trung, phục vụ nuôi trồng thủy sản các vùng trong tỉnh, tổng mức đầu tư 456 tỷ đồng; vùng nuôi cá tra xuất khẩu và cá tra giống 500ha mặt nước; vùng trồng cây ăn trái với diện tích 25.810ha, trong đó vùng trồng bưởi Năm Roi với 7.700ha, vùng trồng khoai lang với 11.700ha; vùng rau màu có 11.810ha..., nhờ đó sản lượng và chất lượng không ngừng tăng lên.
Các trung tâm khuyến nông đã triển khai đến tận người dân kỹ thuật trồng trọt; sản xuất theo các quy trình VietGAP, GlobalGAP góp phần tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị diện tích, hình thành nhiều vùng sản xuất cây, con tập trung với quy mô lớn.
Việc phát triển sản xuất thức ăn gia súc công nghiệp, hiện đại hóa cơ sở giết mổ, chế biến đã được đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Đến nay, toàn tỉnh có 178 trang trại, 66 gia trại chăn nuôi tập trung, tăng gấp 4 lần so với năm 2008.
Cơ giới hóa trong NN được chú trọng, được ND đồng tình hưởng ứng, các chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư máy NN phục vụ sản xuất được quan tâm. Đến nay mức độ cơ giới hóa đạt gần 100% ở khâu làm đất (tăng 4% so với năm 2008); 80,6% ở khâu thu hoạch (tăng 49,6% so với năm 2008). Chính sách mang lại hiệu quả đáng kể cho ND, đã giảm chi phí do thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp khoảng 54,9 tỷ đồng/vụ, thu nhập tăng thêm ít nhất là 110 tỷ đồng/năm.
Tỉnh huy động hơn 7.763 tỷ đồng từ các nguồn đầu tư cho NN, ND, NT, trong đó đầu tư 1.787 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng NN, NT; 23,058 tỷ đồng nâng cấp, xây dựng các tuyến đường dây cấp điện cho cư dân NT; trên 176 tỷ đồng xây dựng trường học; trên 97 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 91 trạm y tế xã- phường- thị trấn; trên 28 tỷ đồng xây dựng 13 nhà văn hóa cấp xã và khoảng 113,7 tỷ đồng xây dựng, nâng cấp 92 chợ.
Nhờ vậy, đã tăng thêm 7.000ha đất NN được khép kín thủy lợi, nâng tổng số đất NN được khép kín lên 105.000ha (đạt 89%); tăng thêm 28 trạm cấp nước NT, tỷ lệ dân NT được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 77%, trong đó gần 40% sử dụng nước sạch đạt chuẩn của Bộ Y tế; nâng tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện đạt 99,3% (tăng 1,68% so năm 2008); công nghệ thông tin và hệ thống viễn thông phát triển mạnh, đến nay có 68/89 xã đạt tiêu chí về bưu điện; toàn tỉnh có 107 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 57 trường so với năm 2009; nâng tổng số trung tâm văn hóa- thể thao xã lên 40 trung tâm; đã xây dựng, nâng cấp 92 chợ, nâng tổng số toàn tỉnh lên 110 chợ, 4 siêu thị.
Bên cạnh phát triển NN toàn diện, sản xuất công nghiệp cũng được chú trọng, vì thế nhiều năm nay có mức tăng trưởng đạt khá cao. Tính đến năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp ở NT của tỉnh đạt 4.250 tỷ đồng (giá cố định 1994), tăng 1,83 lần so với năm 2008; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19,06%/năm. Tỷ trọng công nghiệp- xây dựng trong GDP tăng từ 14,51% năm 2008 lên 17,31% năm 2012. |
Để xây mới 483km và cải tạo nâng cấp 437km đường giao thông, tỉnh đầu tư trên 1.596 tỷ đồng. Cho đến nay, tất cả các xã trong tỉnh đã có đường ôtô đến trung tâm, đường liên ấp và liên xóm về cơ bản đáp ứng yêu cầu đi lại của người dân.
Thu nhập của người dân không ngừng tăng lên, bình quân đầu người toàn tỉnh năm 2012 đạt 21 triệu đồng/người, tăng 1,87 lần so với năm 2008. Riêng khu vực NT đạt 19,75 triệu đồng/người, tăng 1,93 lần; tỷ lệ người dân tham gia BHYT toàn tỉnh đạt mức 59,34% dân số; tỷ lệ lao động NT được đào tạo nghề năm 2009 đạt 44,11%, năm 2010 đạt 49,01%; từ năm 2011 đến năm 2013, lao động ở nông thôn được đào tạo trung bình khoảng 38% (trong 5 năm, đã có 26.071 lượt lao động được đào tạo, sau học nghề có 79,8% lao động có việc làm).
Thực hiện miễn phí học nghề cho 12.232 lượt người nghèo đã góp phần giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững. Ngoài ra, đã miễn, giảm học phí và các khoản hỗ trợ khác cho 103.498 lượt học sinh, sinh viên nghèo, cận nghèo; giải quyết BHYT cho 514.205 lượt người nghèo và 150.397 lượt người cận nghèo; hỗ trợ tiền điện cho 56.638 lượt hộ nghèo...
Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, năm 2009 là 7,4% đến năm 2010 còn 6% (theo tiêu chí cũ) và giảm từ 7,91% năm 2011 xuống còn 5,89% vào đầu năm 2013 (theo tiêu chí mới).
Kỳ 2: Khi ý Đảng lòng dân đồng thuận
ĐẶNG THỊ NGỌC THỊNH
(Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin