Chiều nay 29/5/2013, Quốc hội tổ chức thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Giáo dục Quốc phòng An ninh (QP-AN). Đại biểu Lưu Thành Công (Phó Ban Tuyên giáo tỉnh, đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long) đã phát biểu tại buổi thảo luận này với nội dung như sau
Chiều nay 29/5/2013, Quốc hội tổ chức thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Giáo dục Quốc phòng An ninh (QP-AN). Đại biểu Lưu Thành Công (Phó Ban Tuyên giáo tỉnh, đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long) đã phát biểu tại buổi thảo luận này với nội dung như sau:
Ở điều 13, giáo dục QP-AN trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội.
Ở khoản 3 và khoản 4, điều này nội dung trùng lắp nhau. Vì vậy tôi đề nghị nhập 2 khoản này thành 1 và viết lại như sau:
“Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, căn cứ vào chương trình khung do Bộ Quốc phòng quy định xây dựng và thực hiện chương trình nội dung giáo dục QP-AN cho người học trong trường”.
Quy định như vậy sẽ rút ngắn được một khoản trong luật nhưng vẫn đảm bảo được nội dung và phù hợp với thực tiễn hiện nay vì bất kỳ loại trường nào khi xây dựng chương trình giáo dục QP-AN đều căn cứ vào chương trình khung của Bộ Quốc phòng, và khi xây dựng chương trình xong được cơ quan chức năng thẩm định phê duyệt mới đưa vào thực hiện.
-Điều 16 Bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cá nhân tiêu biểu. Người có uy tín trong cộng đồng dân cư ở khoản 1 dự thảo quy định. “Cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng động dân cư thuộc diện bồi dưỡng kiến thức QP-AN là chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo”.
Quy định như vậy là thừa, là trùng lắp vì chức sắc là những nhà tu hành có chức vị được tổ chức tôn giáo phong tặng. Vì thế quy định chức sắc, nhà tu hành chỉ là một đối tượng.
Đối với các tôn giáo, luật quy định chỉ có các chức sắc là đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, theo tôi là chưa đủ. Một đối tượng cần bồi dưỡng kiến thức QP là các chức việc trong tôn giáo. Chức việc là những nhà tu hành có chức vụ được các tôn giáo bầu ra.
Đây là đối tượng có uy tín trong tôn giáo, tiêu biểu trong cộng đồng dân cư, là những người trực tiếp làm việc với chính quyền, với MTTQ, giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo. Đối tượng này rất cần bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, họ sẽ là những hạt nhân nòng cốt tuyên truyền trong tôn giáo về những chủ trương của Đảng, Nhà nước xung quanh lĩnh vực QP-AN.
Vả lại trong thực tiễn, đối tượng này là đối tượng dễ huy động, vì họ rất tích cực đến dự các lớp QP-AN thời gian qua.
Vì thế ở khoản này, tôi đề nghị bỏ cụm từ nhà tu hành thêm vào đối tượng chức việc. Như vậy, đối tượng thuộc diện bồi dưỡng QP-AN là chức sắc, chức việc các tôn giáo.
Điều 24 về nguồn kinh phí. Khoản 2 trong dự thảo quy định: “Kinh phí do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp bảo đảm thực hiện QP-AN theo quy định của luật này. Khoản kinh phí này sẽ được tính vào khoản chi hợp lý của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp”. Quy định như thế này là chưa rõ: thế nào là “khoản chi hợp lý”? Tôi đề nghị bỏ cụm từ “khoản chi hợp lý” thay vào cụm từ “khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”.
Bởi vì trên thực tế, doanh nghiệp chủ yếu là làm kinh tế, lợi nhuận đặt lên hàng đầu. Việc triệu tập các đối tượng trong doanh nghiệp để bồi dưỡng kiến thức QP là rất khó. Nó liên quan đến thời gian, sản xuất, chi phí và lợi nhuận. Nếu có cơ chế hợp lý thì doanh nghiệp sẽ là một địa chỉ lớn đóng góp cho xã hội nói chung và công tác giáo dục quốc phòng nói riêng.
THÚY QUYÊN (ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin