Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy chúng ta “cách mệnh trước phải làm cho dân giác ngộ”. Với cách nói khác, Bác bảo “công tác quần chúng” và “dân vận”, Bác nhắc nhở chúng ta bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân...
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy chúng ta “cách mệnh trước phải làm cho dân giác ngộ”. Với cách nói khác, Bác bảo “công tác quần chúng” và “dân vận”, Bác nhắc nhở chúng ta bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân...
Từ lời dạy ấy của Bác, các thế hệ cán bộ lãnh đạo của chúng ta đã vận dụng trong các giai đoạn cách mạng đã qua; hôm nay có một số vấn đề diễn ra càng sáng tỏ lời dạy ấy.
Đầu năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có trả lời phỏng vấn với báo chí. Chủ tịch nói “Nhân dân Việt
Nhưng tôi tin nhân dân bao dung, vẫn tin và kỳ vọng vào Đảng...” Ông cũng nói thẳng: “Cán bộ, đảng viên không được lạm dụng lòng tin của dân. Mỗi cán bộ chức càng cao, quyền càng to thì trách nhiệm trước sự suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng càng lớn”.
Ông cũng trăn trở: “Mình mong dân tin Đảng nhưng dân vẫn còn nhiều người mất việc, không có việc làm, nghèo đói, tham nhũng lãng phí không kiên quyết ngăn chặn có hiệu quả thì làm sao tin, băn khoăn, trăn trở còn nhiều lắm. Thời điểm đầu năm mà Chủ tịch nước nói lên tâm tư tình cảm và trách nhiệm chính trị của mình trước hàng triệu người dân trong nước như vậy đã làm cho người dân thật yên lòng mát dạ, ai có trách cứ về sự yếu kém, sai trái của Đảng thì cũng cảm thấy nhẹ lòng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi tiếp xúc cử tri ở Hà Nội cũng hiểu rất sâu những điều lắng đọng trong dân, trong cán bộ, đảng viên.
Dư luận chưa yên tâm, vì qua phê bình và tự phê bình thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “hòa cả làng”; tìm không ra một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất... Đúng là Tổng Bí thư đã hiểu tâm tư tình cảm của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Với tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân, ông đã phân tích cặn kẽ làm cho họ hiểu sâu hơn tinh thần Nghị quyết Trung ương 4; đã một bước tạo dựng lại niềm tin trong cán bộ, đảng viên.
Trước đây Bộ trưởng Bộ Y tế có đến Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh chứng kiến cảnh quá tải của bệnh viện. Rồi lãnh đạo Thành ủy TP Hồ Chí Minh phân công cán bộ đi xuống các điểm nóng, các điểm khiếu nại, khiếu kiện nhiều năm. Và đáng ngạc nhiên là có những vụ việc kiện thưa 20- 30 năm mà lãnh đạo Thành ủy trực tiếp nắm vấn đề giải quyết vấn đề trong một buổi, có vụ việc tồn đọng 20 năm chỉ giải quyết trong 20 phút...
Những vấn đề nêu trên để minh họa: càng gần dân, càng hiểu sâu những vướng mắc của dân thì cán bộ chúng ta mới có các quyết sách đáp ứng thiết thực lòng mong mỏi của dân.
Trong khi các vị nguyên thủ quốc gia, các vị lãnh đạo ban ngành từ Trung ương đến địa phương tạo mọi điều kiện đến gần dân, gỡ cho dân bao khó khăn vướng mắc đã nhen nhóm được niềm tin của dân đối với Đảng thì có một bộ phận chưa thật sự gần dân, gần đây báo chí có nêu “ngồi trên trời mà làm chính sách”, điều đó đã nói lên còn một bộ phận cán bộ quan liêu bàn giấy không chịu gần dân, tiếp xúc với dân, chưa hiểu được cuộc sống sinh hoạt của người dân và không lường được các phán quyết ấy tính khả thi ra sao, có được lòng dân hay không?
Ban hành các quyết định tràn lan như vậy, họ tự đặt vị trí mình làm người chăn dân, không còn là người công bộc của dân. Một bộ phận thì xa dân nhưng cũng còn một bộ phận “không có thời gian” tiếp xúc với cán bộ cấp dưới
của mình.
Cán bộ nào cũng có thể hiểu được tầm quan trọng của dân, vấn đề thấy được tầm quan trọng của dân là cần thiết nhưng quan trọng hơn phải gần dân, phải hiểu được dân nhất là những người dân có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống; đó là cơ sở giúp cho cán bộ lãnh đạo các cấp vạch ra chủ trương, chính sách mới đáp ứng sát thực đòi hỏi cụ thể của người dân- sức sống của Đảng cũng bắt nguồn từ đó.
NGUYỄN THANH LIÊM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin